NATO xoay xở trước “cơn đau đầu” mang tên Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Hôm qua (1/6), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tiếp tục phản đối Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO. Trước cơn “đau đầu” này, NATO đã nỗ lực xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tìm mọi cách để hoá giải mâu thuẫn nội bộ.

Hôm qua, trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, ông sẽ triệu tập một cuộc họp tại Brussles trong những ngày tới với các quan chức cấp cao của Thụy Điển, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh quốc phòng này.

“Tôi tin rằng chúng ta sẽ tìm thấy một con đường phía trước. Tôi tin rằng, vì tất cả các đồng minh đều đồng ý rằng việc mở rộng NATO là một thành công lớn, giúp truyền bá dân chủ, tự do trên khắp châu Âu trong nhiều thập kỷ nên chúng ta cần ngồi lại với nhau thảo luận và cùng nhau tìm ra cách để cùng nhau tiến lên như cách mà chúng ta luôn làm khi tại NATO chúng ta có những quan điểm khác nhau”.

Những tuyên bố của Tổng thư ký NATO đưa ra khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ngăn cản Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập tổ chức quân sự này. Phát biểu trước Quốc hội, ông Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thay đổi quan điểm nếu chưa nhìn thấy những bước đi cụ thể và có ràng buộc từ Thụy Điển và Phần Lan nhằm xoá bỏ lo ngại của Ankara. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, việc Ankara phản đối NATO kết nạp Phần Lan và Thuỵ Điển không phải là động thái mang tính cơ hội mà hoàn toàn vì vấn đề an ninh quốc gia.

"Làm thế nào Thổ Nhĩ Kỳ có thể chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan trong bối cảnh những nước này cho phép các chi nhánh khủng bố đi lại tự do, tổ chức các cuộc biểu tình ở đó. Vì sao chúng ta chống lại tư cách thành viên của các quốc gia đó vì cho đến nay, chúng ta không nhận được bất kỳ đề xuất cụ thể nào có thể giải quyết những nghi ngờ của chúng ta”.

Trước những phản ứng gay gắt của Thổ Nhĩ Kỳ, hôm qua, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết, quốc gia này sẽ tiếp tục đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề trên. Bà Andersson bày tỏ hy vọng sẽ có những cuộc gặp mang tính xây dựng với Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai gần: "Chúng tôi đã có các cuộc thảo luận, đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc đối thoại này sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai gần. Tôi mong muốn có các cuộc gặp mang tính xây dựng hơn nữa cùng với Thổ Nhĩ Kỳ với mong muốn giải quyết mọi vấn đề hoặc hiểu lầm có thể có”.

Phần Lan và Thụy Điển hôm 15/5 nộp đơn xin gia nhập NATO. Hồ sơ đăng ký trở thành thành viên của hai nước này đã được Mỹ và các đồng minh NATO châu Âu hoan nghênh, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ dọa sẽ bác đơn trừ khi các mối quan ngại về an ninh được gỡ bỏ. Hiện dư luận đặt câu hỏi là NATO phải làm gì để ông Erdogan đổi ý và ủng hộ Thụy Ðiển, Phần Lan gia nhập NATO.

Một số nhà phân tích nhận định, Tổng thống Erdogan muốn tận dụng cơ hội hiếm hoi này để đòi “Phần Lan và Thụy Điển chấm dứt ủng hộ các tổ chức khủng bố”, dẫn độ 33 cá nhân bị Ankara coi là khủng bố. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ muốn được Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí khi nước này mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga khiến Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình F-35./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các cuộc tập trận của NATO ở Biển Đen bị hủy vì Thổ Nhĩ Kỳ
Các cuộc tập trận của NATO ở Biển Đen bị hủy vì Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Các cuộc tập trận quân sự của NATO được lên kế hoạch tổ chức ở Biển Đen đã bị hoãn hoặc hủy hoàn toàn, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, viện dẫn công ước trao cho Ankara quyền quyết định về việc triển khai hải quân trong khu vực.

Các cuộc tập trận của NATO ở Biển Đen bị hủy vì Thổ Nhĩ Kỳ

Các cuộc tập trận của NATO ở Biển Đen bị hủy vì Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Các cuộc tập trận quân sự của NATO được lên kế hoạch tổ chức ở Biển Đen đã bị hoãn hoặc hủy hoàn toàn, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, viện dẫn công ước trao cho Ankara quyền quyết định về việc triển khai hải quân trong khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cân nhắc dừng tư cách thành viên trong NATO
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cân nhắc dừng tư cách thành viên trong NATO

VOV.VN - Giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể dừng tư cách thành viên của nước này trong NATO hoặc tiến hành những động thái nhất định với liên minh quân sự này nếu các nước EU tăng cường gây sức ép lên Ankara, học giả nghiên cứu cấp cao Ivan Safranchuk thuộc Viện quan hệ quốc tế Moscow cho hay.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cân nhắc dừng tư cách thành viên trong NATO

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cân nhắc dừng tư cách thành viên trong NATO

VOV.VN - Giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể dừng tư cách thành viên của nước này trong NATO hoặc tiến hành những động thái nhất định với liên minh quân sự này nếu các nước EU tăng cường gây sức ép lên Ankara, học giả nghiên cứu cấp cao Ivan Safranchuk thuộc Viện quan hệ quốc tế Moscow cho hay.

Cơ hội đối thoại cho Nga - Ukraine với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ
Cơ hội đối thoại cho Nga - Ukraine với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Đến nay, đã gần 100 ngày Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tình hình chiến sự vẫn hết sức phức tạp, tập trung tại khu vực miền Đông Ukraine; trong khi tiến trình đối thoại giữa hai bên chưa hề có bất kỳ tiến triển nào.

Cơ hội đối thoại cho Nga - Ukraine với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ

Cơ hội đối thoại cho Nga - Ukraine với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Đến nay, đã gần 100 ngày Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tình hình chiến sự vẫn hết sức phức tạp, tập trung tại khu vực miền Đông Ukraine; trong khi tiến trình đối thoại giữa hai bên chưa hề có bất kỳ tiến triển nào.

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nêu điều kiện để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nêu điều kiện để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO

VOV.VN - Ibrahim Kalin, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đã nêu ra điều kiện để Phần Lan và Thụy Điển nhận được sự ủng hộ của Ankara về việc gia nhập NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nêu điều kiện để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nêu điều kiện để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO

VOV.VN - Ibrahim Kalin, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đã nêu ra điều kiện để Phần Lan và Thụy Điển nhận được sự ủng hộ của Ankara về việc gia nhập NATO.