Ngành công nghiệp Thái Lan bên bờ vực khủng hoảng

VOV.VN - Ngành công nghiệp Thái Lan đang đứng trên bờ vực khủng hoảng trước những tiến bộ công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc và kế hoạch tăng lương tối thiểu hàng ngày gây tranh cãi. 

Truyền thông Thái Lan đưa tin cho biết, với việc hai ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản là Subaru và Suzuki chuẩn bị ngừng hoạt động sản xuất tại Thái Lan, tình hình đang trở nên xấu đi nhanh chóng.

Theo báo cáo của KKP Research, 1.700 nhà máy của Thái Lan đã đóng cửa kể từ đầu năm ngoái, dẫn đến tình trạng mất việc làm đáng kể. Số nhà máy đóng cửa trung bình hàng tháng đã tăng từ 57 nhà máy vào năm 2021 lên 159 nhà máy vào cuối năm 2023. Xu hướng này cho thấy những thách thức lớn mà các ngành công nghiệp Thái Lan đang phải đối mặt.

Các nhà phân tích cảnh báo việc đóng cửa các công ty lớn sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn nhà cung cấp. Chỉ số Sản xuất (MPI) phản ánh sự suy giảm kéo dài từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2024, càng là bằng chứng rõ ràng hơn cho tình trạng suy thoái công nghiệp.

Sự phục hồi kinh tế vẫn còn chậm chạp sau đại dịch Covid-19, khi các doanh nghiệp địa phương vẫn phải vật lộn với nợ xấu và khả năng tiếp cận các khoản vay mới bị hạn chế. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thông qua bảo lãnh tín dụng, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về tài chính.

Thêm vào đó, kế hoạch tăng mức lương tối thiểu hàng ngày lên 400 baht (11 USD) vào tháng 10 của chính phủ đã làm dấy lên mối lo ngại của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Theo ông Poj Aramwattananont, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể không chịu được việc tăng lương, dẫn đến nguy cơ đóng cửa và sa thải bớt nhân viên.

Báo cáo của KKP Research nhấn mạnh các vấn đề về cơ cấu, như sự chuyển đổi sản xuất từ ô tô động cơ đốt trong sang xe điện, càng làm trầm trọng thêm sự suy giảm trong các lĩnh vực sản xuất truyền thống. Dòng xe điện giá phải chăng của Trung Quốc và các hàng tiêu dùng khác đã làm thâm hụt thương mại của Thái Lan với Trung Quốc ngày càng sâu sắc, làm suy yếu các ngành công nghiệp địa phương.

Khi căng thẳng thương mại toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, Thái Lan phải đối mặt với thêm nhiều thách thức trong lĩnh vực xuất khẩu, có khả năng gây bất ổn hơn nữa cho lĩnh vực sản xuất của nước này. Với việc MPI chỉ tăng trưởng một tháng duy nhất trong hơn một năm, tương lai của ngành công nghiệp Thái Lan hiện khá bấp bênh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Lan cảnh báo biến thể Covid-19 mới né vaccine đang chiếm ưu thế
Thái Lan cảnh báo biến thể Covid-19 mới né vaccine đang chiếm ưu thế

VOV.VN - Biến thể phụ Covid-19 KP.2 đang nhanh chóng thay thế JN.1, biến thể phụ chiếm ưu thế ở Thái Lan kể từ cuối năm ngoái, trong khi các loại vaccine hiện có không có hiệu quả chống lại chủng biến thể mới này. 

Thái Lan cảnh báo biến thể Covid-19 mới né vaccine đang chiếm ưu thế

Thái Lan cảnh báo biến thể Covid-19 mới né vaccine đang chiếm ưu thế

VOV.VN - Biến thể phụ Covid-19 KP.2 đang nhanh chóng thay thế JN.1, biến thể phụ chiếm ưu thế ở Thái Lan kể từ cuối năm ngoái, trong khi các loại vaccine hiện có không có hiệu quả chống lại chủng biến thể mới này. 

Thái Lan ưu tiên giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar
Thái Lan ưu tiên giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar

VOV.VN - Tân Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa mới đây đã chia sẻ các chính sách đối ngoại của xứ sở chùa Vàng, trong đó nhấn mạnh vai trò của nước này trong nỗ lực đảm bảo đối thoại hòa bình nhằm giúp giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar. 

Thái Lan ưu tiên giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar

Thái Lan ưu tiên giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar

VOV.VN - Tân Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa mới đây đã chia sẻ các chính sách đối ngoại của xứ sở chùa Vàng, trong đó nhấn mạnh vai trò của nước này trong nỗ lực đảm bảo đối thoại hòa bình nhằm giúp giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar.