EU đã phá vỡ 5 điều cấm kỵ trong 1 năm xung đột Nga – Ukraine

VOV.VN - Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2/2022, EU phải đối mặt với nhiều thách thức và thực hiện những động thái được coi là vượt quá giới hạn so với trước đây.

Cung cấp vũ khí

Trong những năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, chi tiêu quân sự trên khắp châu Âu sụt giảm khi các ưu tiên chính trị chuyển sang những khu vực khác và công chúng cũng không còn nhớ về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, EU đã quyết định tài trợ cho việc mua và cung cấp vũ khí cho Kiev. “Đây là một thời điểm bước ngoặt đối với EU”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố vào thời điểm đó.

EU đã sử dụng Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF), gói ngân sách chung của khối dành cho viện trợ quân sự, để chi trả các chi phí viện trợ quân sự và hỗ trợ hoạt động mà mỗi nước thành viên cam kết với Ukraine.  

Trong 1 năm xung đột Nga – Ukraine, EPF đã duyệt chi khoảng 3,6 tỷ euro (hơn 3,8 tỷ USD) viện trợ cho Ukraine. Bên cạnh đó, khối cũng thành lập một phái bộ hỗ trợ quân sự để huấn luyện binh sĩ Ukraine tại EU. Nhìn chung, các quốc gia thành viên EU đã cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine khoảng 12 tỷ euro.

Gần đây nhất, vào ngày 23/1, các ngoại trưởng EU đã thông qua gói viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá 500 triệu euro. Gói viện trợ mới được thông qua cùng với khoản ngân sách bổ sung 45 triệu euro “thiết bị phi sát thương” cho sứ mệnh huấn luyện quân sự cho Ukraine.

Từ bỏ năng lượng Nga

EU là khu vực phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu của Nga. Năm 2021, EU ​​nhập khẩu khí đốt từ Nga trung bình khoảng 155 tỷ m3/năm, tương ứng với khoảng 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối. Cũng trong năm 2021, EU đã chi 71 tỷ euro để mua dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga.

Từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, các nước EU đã nỗ lực cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch Nga bằng cách tìm kiếm các nguồn thay thế, kết hợp với điều chỉnh để hạn chế nhu cầu.

EU sau đó đã nỗ lực đa dạng hóa cơ cấu năng lượng của mình. Khí đốt của Nga được thay thế bằng khí đốt từ các đường ống của Na Uy hoặc các tàu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, Qatar, Nigeria và Algeria.

Ủy ban châu Âu cho biết, từ tháng 1 đến tháng 8/2022, tổng lượng khí đốt EU nhập khẩu khí đốt từ Nga, bao gồm cả LNG, đã giảm 39 tỷ m3. Trong cùng thời gian, nguồn cung cấp LNG từ Mỹ đã tăng gần 80%.

Bên cạnh đó, Ủy ban Châu Âu đã soạn thảo các kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy việc triển khai năng lượng tái tạo và thúc đẩy tiết kiệm điện.

Tính đến nay, EU chỉ nhập khẩu hơn 12% lượng khí đốt cần thiết từ Nga.

Tịch thu tài sản

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU và các đồng minh đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Cho đến nay, EU đã áp dụng 9 gói trừng phạt đối với Nga trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế cũng như các doanh nhân, chính trị gia

Nhiều lệnh trừng phạt của EU được đánh giá là nghiêm khắc và chưa từng có, chẳng hạn như biện pháp cùng với G7 áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga. Hạn chế này khiến Điện Kremlin thiệt hại hơn 160 triệu euro mỗi ngày.

Tuy nhiên, có một động thái đặc biệt đáng chú ý là phương Tây áp đặt lệnh cấm hoàn toàn mọi giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga, đóng băng một nửa trong số 643 tỷ USD dự trữ ngoại hối của nước này.

Trong nỗ lực tái thiết Ukraine, EU đã nghiên cứu tính khả thi của việc sử dụng tài sản trị giá hàng tỷ euro của Ngân hàng Trung ương Nga hiện đang bị các nước thành viên EU đóng băng.

Ý tưởng này chưa có tiền lệ và đã được các chuyên gia pháp lý đánh giá là vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý vì dự trữ tiền tệ là tài sản nhà nước và được bảo vệ đặc biệt theo luật pháp quốc tế mà tất cả các quốc gia phải tôn trọng.

Đồng thời, EU cũng đang lên kế hoạch tịch thu các tài sản tư nhân bị thu giữ từ các nhà tài phiệt Nga, chẳng hạn như du thuyền và biệt thự, sau đó bán để gây quỹ bổ sung cho Ukraine.

Tị nạn

Dù cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu năm 2015 đã qua lâu, nhưng dư âm của nó vẫn ám ảnh các nhà hoạch định chính sách và các nhà ngoại giao ở Brussels. Bất chấp một số nỗ lực nhằm thống nhất chính sách di cư và tị nạn giữa 27 quốc gia thành viên, mục tiêu này vẫn gặp khó khăn trong việc đi đến thống nhất.

Tuy nhiên, khi xung đột bùng phát khiến nhiều người Ukraine sang các các quốc gia láng giềng để lánh nạn, EU nhận ra rằng nỗ lực nhằm thống nhất chính sách di cư và tị nạn sắp thất bại.

Trước tình huống này, các quốc gia EU đã quyết định kích hoạt Chỉ thị Bảo vệ Tạm thời (TPD), điều khối chưa bao giờ thực hiện, cho phép mọi công dân Ukraine được sống và làm việc tại EU trong tối đa 3 năm. Động thái này của EU đã nhận được nhiều lời ca ngợi.

Trong thời gian đầu của cuộc xung đột, EU đã tiếp nhận nhiều người tị nạn hơn so với cuộc khủng hoảng năm 2015 và 2016, khi có tới 1,3 triệu người xin tị nạn tại các nước thành viên của EU cùng với Na Uy và Thụy Sĩ.

TPD đưa ra một con đường đơn giản hóa, nhanh chóng để người tị nạn tiếp cận giấy phép cư trú, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội và thị trường lao động, những điều kiện cơ bản người Ukraine cần để bắt đầu một cuộc sống mới.

Tính đến nay, có 4 triệu người tị nạn Ukraine đã sinh sống trên toàn EU, trong đó Ba Lan và Đức, mỗi nước tiếp nhận khoảng một triệu người.

Mở rộng liên minh

Sau khi Croatia gia nhập vào năm 2013, mong muốn mở rộng liên minh ngoài 27 thành viên của EU đã giảm đi. Tuy nhiên, làn sóng di cư vào năm 2015 và việc người Anh bỏ phiếu thuận cho việc rời EU vào năm 2016, hay mới nhất là cuộc xung đột ở Ukraine là những lý do góp phần khiến EU đổi quan điểm, muốn nhanh chóng mở rộng liên minh.

Chưa đầy một tuần sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky cùng các lãnh đạo Ukraine đã ký đơn xin gia nhập EU.

Ukraine đã chính thức được trao quy chế ứng cử viên để gia nhập EU kể từ tháng 6/2022, một quá trình yêu cầu nhiều bước có thể mất nhiều năm. EU cho biết, Ukraine đã có những nỗ lực đáng kể để đạt được tư cách thành viên, song kêu gọi chính quyền Kiev thực hiện nhiều cải cách hơn nữa.

Dù đưa ra những quyết định chưa từng có trong 12 tháng qua, EU vẫn chưa phá vỡ một số giới hạn đáng chú ý, chẳng hạn như lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực hạt nhân của Nga do lo ngại về an toàn đối với một số nước Đông Âu./.

3 kịch bản xung đột quân sự Nga - Ukraine trong năm 2023

VOV.VN - Vậy là cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã tròn một năm. Với nhiều điều bất ngờ, chiến sự đã diễn ra ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia. Trong năm 2023 này, cuộc xung đột đó sẽ diễn biến theo những kịch bản như thế nào?

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga tiến công theo tất cả các hướng ở Donetsk, phá hủy kho đạn dược của Ukraine
Nga tiến công theo tất cả các hướng ở Donetsk, phá hủy kho đạn dược của Ukraine

VOV.VN - Các lực lượng của Nga đang tiến công theo tất cả các hướng dọc tiền tuyến ở nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), lãnh đạo DPR Denis Pushilin nhận định với Tass ngày 21/2.

Nga tiến công theo tất cả các hướng ở Donetsk, phá hủy kho đạn dược của Ukraine

Nga tiến công theo tất cả các hướng ở Donetsk, phá hủy kho đạn dược của Ukraine

VOV.VN - Các lực lượng của Nga đang tiến công theo tất cả các hướng dọc tiền tuyến ở nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), lãnh đạo DPR Denis Pushilin nhận định với Tass ngày 21/2.

Ukraine đề nghị phương Tây hỗ trợ “siêu vũ khí” để phản công và thắng nhanh hơn
Ukraine đề nghị phương Tây hỗ trợ “siêu vũ khí” để phản công và thắng nhanh hơn

VOV.VN - “Chúng tôi sẽ giành chiến thắng nhanh hơn và với ít tổn thất hơn nếu có hàng chục nghìn hoặc hàng trăm nghìn UAV trinh sát và UAV chiến đấu”, một quan chức Ukraine nhận định, đồng thời gọi đó là “các siêu vũ khí”

Ukraine đề nghị phương Tây hỗ trợ “siêu vũ khí” để phản công và thắng nhanh hơn

Ukraine đề nghị phương Tây hỗ trợ “siêu vũ khí” để phản công và thắng nhanh hơn

VOV.VN - “Chúng tôi sẽ giành chiến thắng nhanh hơn và với ít tổn thất hơn nếu có hàng chục nghìn hoặc hàng trăm nghìn UAV trinh sát và UAV chiến đấu”, một quan chức Ukraine nhận định, đồng thời gọi đó là “các siêu vũ khí”

Politico: Ukraine lo ngại Mỹ gây sức ép tiến hành đàm phán với Nga
Politico: Ukraine lo ngại Mỹ gây sức ép tiến hành đàm phán với Nga

VOV.VN - Các quan chức ở Kiev lo ngại Mỹ có thể theo đuổi chính sách chấm dứt dần cuộc xung đột ở Ukraine, Politico đưa tin ngày 21/2.

Politico: Ukraine lo ngại Mỹ gây sức ép tiến hành đàm phán với Nga

Politico: Ukraine lo ngại Mỹ gây sức ép tiến hành đàm phán với Nga

VOV.VN - Các quan chức ở Kiev lo ngại Mỹ có thể theo đuổi chính sách chấm dứt dần cuộc xung đột ở Ukraine, Politico đưa tin ngày 21/2.