Liệu Israel còn trông cậy vào Mỹ để bảo vệ an ninh của mình giữa Trung Đông?

VOV.VN - Khi Mỹ - đồng minh số 1 của Israel, giảm dần sự hiện diện ở Trung Đông, nhà nước Do Thái có thể phải tìm kiếm các dàn xếp an ninh mới và các đồng minh mới nhằm bảo đảm sự sinh tồn và các lợi ích quốc gia của mình.

Israel – quốc gia có mối “quan hệ đặc biệt” với Mỹ, đã theo dõi sát sao các sự kiện gần đây ở Afghanistan. Israel đang thực sự quan ngại Mỹ sẽ rút nốt quân khỏi Syria và Iraq, 2 quốc gia nằm cận kề với Iran (đối thủ của Israel). Sự ủng hộ của Mỹ trên các mặt trận này có vai trò thiết yếu đối với an ninh của Israel.

Mỹ là điểm tựa an ninh của Israel trước Iran và Hezbollah

Israel cho rằng chương trình hạt nhân của Iran đặt ra một mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của Israel ở trong khu vực này. Một số người thì cho rằng chương trình hạt nhân của Iran chỉ là một đe dọa xa xôi đối với Israel. Tuy nhiên, Israel xét ở góc độ địa lý không có đủ không gian để dịch chuyển khi xảy ra chiến tranh và thiếu chiều sâu chiến lược để phòng vệ trước kẻ thù. Trong bối cảnh đó, Israel nhận thức rõ rằng mối đe dọa từ phía Iran vượt ra ngoài năng lực quân sự của Israel và Israel sẽ không mạo hiểm đối đầu trực diện với Iran. Vì lý do này, sự lựa chọn tốt nhất của Israel là nhờ cậy một siêu cường hỗ trợ ứng phó với thách thức đó. Đây chính là các nét chính trong sự phụ thuộc hiện nay của Israel vào sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông.

Tại Lebanon, tổ chức du kích Hồi giáo Hezbollah có mối liên hệ trực tiếp với Iran trên khía cạnh chính trị và quân sự. Mối kết nối này tạo ra lợi thế địa lý cho Iran nếu họ lên kế hoạch tấn công Israel. Israel xem sự hiện diện của quân Mỹ ở khu vực như một nhân tố cân bằng lại bất lợi của họ về địa lý và để đối trọng với mối đe dọa mà họ cho là đang gia tăng từ phía Iran và các bên ủy nhiệm. Vụ Mỹ ám sát tướng Qasem Soleimani của Iran vào năm 2020 chứng minh vai trò của quân đội Mỹ trong việc ngăn cản điều mà Israel coi là mối đe dọa đối với họ từ phía Iran.

Sự hậu thuẫn của Mỹ dành cho Israel không chỉ mang lại cho Israel an ninh từ góc độ quân sự, mà còn mang đến cho quốc gia Do Thái cơ hội phát triển quan hệ với các nước láng giềng. Thỏa thuận Abraham đã chính thức hóa mối quan hệ đã có sẵn giữa Israel và các nước Arab vùng Vịnh. Israel đã thu lợi nhiều về kinh tế từ thỏa thuận này. Cục Thống kê Trung ương của Israel cho thấy ngoại thương của Israel với UAE đã tăng vọt từ 50 triệu USD lên 613,9 triệu USD chỉ trong một năm. Có được thành quả này là nhờ vào yếu tố sau: “Ở Trung Đông, đường tới Washington phải đi qua Tel Aviv”. Nói cách khác, nếu có quan hệ tốt với Israel thì sẽ được Mỹ nâng đỡ.

Chính vì vậy, dù chưa có quan hệ chính thức với Israel, Saudi Arabia vẫn được quân Mỹ chống lưng.

Tuy nhiên, sự kiện Mỹ rút quân khỏi Afghanistan đã phủ bóng đen lên Saudi Arabia. Trên thực tế, Mỹ đã loại bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của mình cùng các tổ hợp tên lửa Patriot khỏi Saudi Arabia.

Hoàng tử Turki Al-Faisal của Saudi Arabia hiện đang tìm kiếm sự cam kết chắc chắn từ phía Mỹ.

Liệu Israel có tự đứng vững khi thiếu Mỹ?

Giữa lúc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan trong hỗn loạn, một số cựu tướng Israel và nhà phân tích an ninh chỉ ra rằng Israel đủ năng lực tự vệ trong khu vực dù không có sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông. Và, vẫn còn một số nhân vật tin rằng Mỹ sẽ không bao giờ bỏ Israel.

Phong trào Hamas xem việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan như một thắng lợi của Taliban và theo đó là thất bại của Mỹ. Đây là một diễn biến mà Israel không thể xem thường. Đối với những tổ chức như Hamas và các phong trào chống Phục quốc khác, chiến thắng của một nhóm thánh chiến như Taliban cho thấy không có cường quốc nào là không thể bị đánh bại. Ngoài ra, Iran có thể đang đợi chờ Mỹ rút khỏi Iraq.

Hãng truyền thông Walla của Israel đưa tin rằng một nguồn tin cấp cao của Israel dự đoán Thủ tướng Israel Naftali Bennett yêu cầu Tổng thống Mỹ Joe Biden không rút quân khỏi Syria và Iraq. Trong cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người ở Nhà Trắng vào ngày 27/8, ông Bennett gửi đi một thông điệp hàm ý rằng Israel sẽ không để cho bên ngoài phụ trách lĩnh vực an ninh của mình. Điều này có thể nhằm thể hiện rằng Israel có thể tự bảo vệ chính mình và sẽ tự do hành động chống lại một cuộc tấn công có thể do Iran phát động.

Israel sẽ tìm kiếm các đồng minh mới?

Quốc gia Do Thái có thể sẽ phải lo ngại rằng viện trợ quân sự của Mỹ và sự hậu thuẫn ngoại giao gần như vô điều kiện của Mỹ dành cho Israel giờ sẽ trở thành có điều kiện. Các nước Arab vùng Vịnh đã nhận ra xu hướng mới này trong vùng. Giờ đây, UAE muốn cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng đã có những tương tác ngoại giao giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian gần đây. Ngoài ra, Qatar, UAE, và Saudi Arabia có vẻ đang vượt qua quá khứ thù địch của mình.

Israel từng hưởng một môi trường chiến lược trong đó các nhân tố trên thù địch lẫn nhau trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Trump và Thủ tướng Netanyahu. Bây giờ đã có một sự cân bằng mới trong vùng và Israel không thể để mình nằm ngoài xu thế đó.

Trong tình huống Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Trung Đông, Israel có thể đối mặt với nhiều kịch bản khác nhau, đòi hỏi họ phải tìm các đồng minh khác trong khu vực để đảm bảo an ninh cho mình.

Dù đã có thỏa thuận Abraham và dù cho một số nước có thái độ mới, Israel vẫn nằm giữa các nước Arab thù địch với nhà nước Do Thái. Đã có một số báo cáo cho rằng Israel phản đối việc bán tiêm kích tàng hình F-35 cho UAE và Qatar. Xét đến các điều bất định có thể xảy ra thì người ta có thể hiểu được mối quan ngại của Israel về khả năng một ngày nào đó, các máy bay F-35 này sẽ được huy động để tấn công Israel.

Thực sự, nếu Mỹ rút hết khỏi Trung Đông, những nước Arab đang khá thân thiện với Israel có thể quay ngoắt thái độ đối với Israel, dựa trên cách cư xử của Israel với người Palestine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chế độ hà khắc của Taliban khiến nền âm nhạc sôi động của Afghanistan câm lặng
Chế độ hà khắc của Taliban khiến nền âm nhạc sôi động của Afghanistan câm lặng

VOV.VN - Đất nước Afghanistan vốn có một truyền thống âm nhạc mạnh mẽ và một ngành nhạc pop phát triển. Nhưng sự lên cầm quyền của Taliban vào giữa tháng 8/2021 đã dìm âm nhạc quốc gia này vào trạng thái câm lặng.

Chế độ hà khắc của Taliban khiến nền âm nhạc sôi động của Afghanistan câm lặng

Chế độ hà khắc của Taliban khiến nền âm nhạc sôi động của Afghanistan câm lặng

VOV.VN - Đất nước Afghanistan vốn có một truyền thống âm nhạc mạnh mẽ và một ngành nhạc pop phát triển. Nhưng sự lên cầm quyền của Taliban vào giữa tháng 8/2021 đã dìm âm nhạc quốc gia này vào trạng thái câm lặng.

Ai Cập nhiều lần cố gắng hủy diệt Israel trước khi hòa giải với nhà nước Do Thái
Ai Cập nhiều lần cố gắng hủy diệt Israel trước khi hòa giải với nhà nước Do Thái

VOV.VN - Chính Ai Cập từng là đối thủ nguy hiểm nhất của Israel, muốn hủy diệt Israel khi quốc gia này mới ra đời. Nhưng giờ đây quan hệ giữa 2 nước lại thân thiện. Hòa bình có được giữa 2 quốc gia này không phải là điều ngẫu nhiên.

Ai Cập nhiều lần cố gắng hủy diệt Israel trước khi hòa giải với nhà nước Do Thái

Ai Cập nhiều lần cố gắng hủy diệt Israel trước khi hòa giải với nhà nước Do Thái

VOV.VN - Chính Ai Cập từng là đối thủ nguy hiểm nhất của Israel, muốn hủy diệt Israel khi quốc gia này mới ra đời. Nhưng giờ đây quan hệ giữa 2 nước lại thân thiện. Hòa bình có được giữa 2 quốc gia này không phải là điều ngẫu nhiên.

Ban lãnh đạo mới của Israel không ưa phương án 2 nhà nước trong xung đột với Palestine?
Ban lãnh đạo mới của Israel không ưa phương án 2 nhà nước trong xung đột với Palestine?

VOV.VN - Nếu Thủ tướng sắp miễn nhiệm của Israel là Netanyahu không xoay chuyển được tình thế thì ban lãnh đạo mới của Israel sẽ lên nắm quyền trong thời gian ngắn sắp tới. Ban lãnh đạo mới này được cho là có thái độ cứng rắn đối với giải pháp 2 nhà nước.

Ban lãnh đạo mới của Israel không ưa phương án 2 nhà nước trong xung đột với Palestine?

Ban lãnh đạo mới của Israel không ưa phương án 2 nhà nước trong xung đột với Palestine?

VOV.VN - Nếu Thủ tướng sắp miễn nhiệm của Israel là Netanyahu không xoay chuyển được tình thế thì ban lãnh đạo mới của Israel sẽ lên nắm quyền trong thời gian ngắn sắp tới. Ban lãnh đạo mới này được cho là có thái độ cứng rắn đối với giải pháp 2 nhà nước.

Đại sứ Israel tại Việt Nam sững sờ trước loạt rocket Hamas phóng vào đất nước Do Thái
Đại sứ Israel tại Việt Nam sững sờ trước loạt rocket Hamas phóng vào đất nước Do Thái

VOV.VN - Trong các ngày 10-12/5/2021, tổ chức vũ trang Hồi giáo Hamas của Palestine đã phóng hàng loạt quả rocket lên lãnh thổ Israel. Cường độ tấn công dữ dội như vậy là rất hiếm trong nhiều năm qua, khiến Đại sứ Israel tại Việt Nam cũng phải sững sờ.

Đại sứ Israel tại Việt Nam sững sờ trước loạt rocket Hamas phóng vào đất nước Do Thái

Đại sứ Israel tại Việt Nam sững sờ trước loạt rocket Hamas phóng vào đất nước Do Thái

VOV.VN - Trong các ngày 10-12/5/2021, tổ chức vũ trang Hồi giáo Hamas của Palestine đã phóng hàng loạt quả rocket lên lãnh thổ Israel. Cường độ tấn công dữ dội như vậy là rất hiếm trong nhiều năm qua, khiến Đại sứ Israel tại Việt Nam cũng phải sững sờ.

Đại sứ Israel: Cuộc diệt chủng Do Thái buộc dân tộc này phải thành lập quốc gia riêng
Đại sứ Israel: Cuộc diệt chủng Do Thái buộc dân tộc này phải thành lập quốc gia riêng

VOV.VN - Bi kịch diệt chủng Do Thái (trong đó có tới 6 triệu người Do Thái - tức 1/3 dân tộc này khi ấy, bị giết hại) là một bài học cực lớn đối với họ, buộc họ phải thành lập một quốc gia có chủ quyền của riêng mình.

Đại sứ Israel: Cuộc diệt chủng Do Thái buộc dân tộc này phải thành lập quốc gia riêng

Đại sứ Israel: Cuộc diệt chủng Do Thái buộc dân tộc này phải thành lập quốc gia riêng

VOV.VN - Bi kịch diệt chủng Do Thái (trong đó có tới 6 triệu người Do Thái - tức 1/3 dân tộc này khi ấy, bị giết hại) là một bài học cực lớn đối với họ, buộc họ phải thành lập một quốc gia có chủ quyền của riêng mình.

Mức độ nguy hiểm của Mỹ qua vụ ám sát tướng Iran bằng tên lửa
Mức độ nguy hiểm của Mỹ qua vụ ám sát tướng Iran bằng tên lửa

VOV.VN - Mỹ vừa bất ngờ dùng tên lửa ám sát 1 viên tướng Iran, qua đó chứng tỏ sự lợi hại của lực lượng quân sự Mỹ và mức độ khó lường của chính quyền Trump.

Mức độ nguy hiểm của Mỹ qua vụ ám sát tướng Iran bằng tên lửa

Mức độ nguy hiểm của Mỹ qua vụ ám sát tướng Iran bằng tên lửa

VOV.VN - Mỹ vừa bất ngờ dùng tên lửa ám sát 1 viên tướng Iran, qua đó chứng tỏ sự lợi hại của lực lượng quân sự Mỹ và mức độ khó lường của chính quyền Trump.

Hamas áp dụng chiến lược hiểm hóc chống phá Israel từ bên trong
Hamas áp dụng chiến lược hiểm hóc chống phá Israel từ bên trong

VOV.VN - Tổ chức vũ trang Hamas (Palestine) thừa hiểu rằng họ không đủ sức đánh bại Israel do Israel sở hữu quân đội rất mạnh và đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước Arab. Do vậy, Hamas quyết định dùng chiến lược mới chống phá Israel từ bên trong thay vì từ bên ngoài.

Hamas áp dụng chiến lược hiểm hóc chống phá Israel từ bên trong

Hamas áp dụng chiến lược hiểm hóc chống phá Israel từ bên trong

VOV.VN - Tổ chức vũ trang Hamas (Palestine) thừa hiểu rằng họ không đủ sức đánh bại Israel do Israel sở hữu quân đội rất mạnh và đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước Arab. Do vậy, Hamas quyết định dùng chiến lược mới chống phá Israel từ bên trong thay vì từ bên ngoài.

Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?
Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?

VOV.VN - Israel và UAE vừa bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sau đột phá này, Israel sẽ còn lập quan hệ ngoại giao với những nước Arab nào nữa?

Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?

Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?

VOV.VN - Israel và UAE vừa bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sau đột phá này, Israel sẽ còn lập quan hệ ngoại giao với những nước Arab nào nữa?