Nga oanh tạc Ukraine giữa lúc xảy ra “âm mưu đảo chính” ở Kiev

VOV.VN - Xung đột Nga - Ukraine vẫn giằng co khốc liệt. Thời gian này, Nga gia tăng oanh tạc lãnh thổ Ukraine, tập trung nhắm vào hạ tầng trọng yếu và hạ tầng không quân. Giữa lúc đó, rộ lên tin “âm mưu đảo chính” ở Kiev. Thiếu nhân lực, quân đội Ukraine cũng đã phải tuyển gấp 3.000 phạm nhân để đưa ra trận.

Thị trấn Starokostiantyniv ở miền Tây Ukraine vừa hứng chịu những đợt oanh tạc dữ dội do quân đội Nga thực hiện. Những tiếng nổ vang lên trong lúc phòng không Ukraine cố gắng đẩy lui cuộc không kích của Nga. Một căn cứ không quân quan trọng của Ukraine nằm tại thị trấn này, khiến nó trở thành mục tiêu không kích thường xuyên của Nga.

Nga quyết hủy diệt kho tiêm kích F-16 của Ukraine

Không phải ngẫu nhiên Nga đẩy mạnh tập kích lãnh thổ Ukraine vào thời gian này. Ukraine sắp tiếp nhận những lô máy bay tiêm kích F-16 của phương Tây mà Nga đã bày tỏ quyết tâm sẽ hủy diệt.

Những chiếc F-16 đầu tiên dự kiến sẽ tới các căn cứ không quân Ukraine vào đầu tháng 7 này. Ukraine hy vọng sẽ gia tăng nhanh đội F-16 của mình để đẩy lui cuộc tiến công của Nga dọc chiến tuyến, trong đó Nga sử dụng bom lượn rất lợi hại. Ukraine và đồng minh phương Tây hy vọng F-16 sẽ ngăn chặn hiệu quả đòn đánh bằng bom lượn của Nga.

Giới chức Ukraine không tiết lộ F-16 sẽ được bố trí tại căn cứ nào nhưng Moscow tuyên bố họ sẽ đánh thẳng vào những sân bay mà họ nghi là nơi chứa F-16.

Trên thực tế, căn cứ không quân Ukraine tại thị trấn Starokostiantyniv đã thường xuyên bị Nga tấn công từ những ngày đầu của cuộc xung đột vũ trang Nga - Ukraine. Nga sử dụng cả máy bay không người lái (UAV) và tên lửa siêu vượt âm để tấn công mục tiêu này.

Cư dân Ukraine sống trong thị trấn này (khoảng 30.000 người) phải tìm cách thích ứng với áp lực không kích thường trực từ Nga.

Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Nga cho hay, họ đã phá hủy 5 chiếc máy bay chiến đấu Su-27 của Ukraine tại sân bay Myrhorod tại tỉnh Poltava thuộc miền Trung Ukraine.

Giới phân tích quân sự cho rằng Nga có thể đang nhắm vào cơ sở hạ tầng căn cứ không quân như là đường băng và nhà chứa để khiến Ukraine khó khăn hơn trong việc tiếp nhận F-16 bằng đường không.

Justin Bronk thuộc Viện Liên quân chủng Hoàng gia (trụ sở tại London) nhận định, quân đội Ukraine hiện đang thiếu đạn phòng không và có khả năng buộc phải đưa những chiếc máy bay F-16 này ra xung quanh các sân bay.

Ngoài oanh tạc các căn cứ không quân của đối phương, Nga cũng ném bom các cơ sở hạ tầng trọng yếu khác của Ukraine, bao gồm hạ tầng năng lượng, nhằm làm suy yếu nền kinh tế nước này cũng như khả năng vận hành bình thường của nhà nước Ukraine. Nga cũng tiếp tục bổ sung hàng chục ngàn tân binh ra mặt trận để làm kiệt sức quân đội Ukraine và lực lượng phương Tây hậu thuẫn cho họ.

Chiến thuật xe máy Nga gây khó cho quân Ukraine

VOV.VN - Lực lượng quốc phòng Nga đã chính thức lên tiếng về chiến thuật mới nhất của họ - sử dụng xe máy để tăng tính cơ động cho bản thân và gây bất ngờ cho đối phương. Cả Nga và phương Tây đều xác nhận hiệu quả của chiến thuật này. Sau loạt pháo kích dọn đường của Nga, binh sĩ Ukraine lại đau đầu đối phó những “kỵ binh cưỡi ngựa sắt”.

Lại thêm một “âm mưu đảo chính” rúng động chính trường Kiev

Trong lúc chiến trường Ukraine đang nóng bỏng như vậy thì Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) tuyên bố họ vừa chặn đứng một âm mưu đảo chính tại thủ đô nước này.

Hôm 1/7, SBU tuyên bố họ đã vô hiệu hóa một âm mưu nữa gây bạo động nơi công cộng ở Kiev rồi dựa vào đó để lật đổ chính quyền Ukraine.

Cụ thể, SBU cáo buộc một nhóm nghi phạm mưu đồ kích động bạo loạn, chiếm lĩnh trụ sở Quốc hội Ukraine và thay thế ban lãnh đạo chính trị và quân sự nước này. Giới chức Kiev cho biết, họ đã bắt giữ và kết tội 4 người liên quan đến cáo buộc đảo chính này.

Người phát ngôn của SBU, Artem Dekhtyarenko, cho biết lực lượng âm mưu nổi loạn lên kế hoạch tụ tập “hòa bình” ở trung tâm thủ đô Kiev, đợi đến khi có vài nghìn người ở đó, họ sẽ “tung tin về bạo loạn ở Kiev thông qua các nguồn tin trong nước và nước ngoài”. Theo Dekhtyarenko, điều này sẽ có lợi cho Nga.

Dekhtyarenko nói thêm, các bị can có kế hoạch lợi dụng lúc hỗn loạn dự kiến đó để “công bố xóa bỏ quyền lực của ban lãnh đạo quân sự và chính trị hiện hành của Ukraine”. Theo Dekhtyarenko, những người âm mưu đảo chính sau đó sẽ tràn vào trụ sở Quốc hội và làm ngưng hoạt động của cơ quan này.

Thế khó buộc quân đội Ukraine phải tuyển cả tù nhân

Sau hơn 2 năm giao chiến với Nga, quân đội Ukraine bị thiếu nhân lực trầm trọng.  Để bảo đảm có đủ binh sĩ cho cuộc xung đột này, Ukraine chấp nhận tuyển tân binh từ các nhà tù. Theo một đạo luật được Quốc hội Ukraine thông qua vào tháng 5/2024, một số tù nhân nước này có thể được ân xá sau khi trả lời phỏng vấn, kiểm tra sức khỏe đạt yêu cầu và chấp nhận gia nhập quân ngũ, tham chiến cuộc chiến chống Nga. Thứ trưởng Tư pháp Ukraine, Olena Vysotska, cho biết, có hơn 3.000 phạm nhân nước này đã được tha bổng theo hướng này và đưa về các đơn vị quân sự Ukraine.

Bộ Tư pháp Ukraine ước tính, khoảng 27.000 phạm nhân nước này có tiềm năng đáp ứng điều kiện tòng quân. Ukraine hy vọng có thể tuyển được 10.000 tân binh trong số các phạm nhân tại nhà tù.

Thứ trưởng Vysotska chia sẻ, những tù nhân này có nhiều động cơ, trong đó mảng lớn là mong muốn được về nhà với tư cách là người hùng chứ không phải người mới ra tù.

Tất nhiên một số đối tượng là phạm nhân mắc các tội đặc biệt nghiêm trọng sẽ không được xem xét gia nhập quân đội Ukraine.

Các tân binh từ nhà tù như thế này sẽ được huấn luyện cơ bản trong 6 tháng về cách sử dụng vũ khí và cách chiến đấu. Họ được hứa hẹn mức lương tháng là 100.000 hryvnia (tương đương 2.500 USD). Mức lương có thể cao hơn nếu họ chấp nhận phục vụ trong lữ đoàn xung kích tuyến đầu.

Ngoài những tù nhân muốn có được tự do qua cơ chế này, cũng có những tù nhân không muốn nhập ngũ do lo sợ sẽ bị đưa ra trận ngay từ đầu và trở thành mồi cho trọng pháo của đối phương.

Xem thêm:

>> Ukraine tuyên bố phá hủy hệ thống phòng không Nga bằng đòn tấn công chính xác

>> Binh lính Nga dùng xe máy vượt bãi mìn, đánh thẳng vào chiến hào Ukraine

>> Xung đột Ukraine tiềm ẩn mất kiểm soát khi nhà máy hạt nhân bị tấn công

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga đánh chắc tiến chắc, bào mòn dần lực lượng Ukraine và răn đe phương Tây
Nga đánh chắc tiến chắc, bào mòn dần lực lượng Ukraine và răn đe phương Tây

VOV.VN - Hiện nay Nga áp dụng chiến lược đánh chắc tiến chắc, lấn từng bước, làm hao mòn dần lực lượng Ukraine, đồng thời tung ra những lời đe dọa khiến phương Tây phải dè chừng.

Nga đánh chắc tiến chắc, bào mòn dần lực lượng Ukraine và răn đe phương Tây

Nga đánh chắc tiến chắc, bào mòn dần lực lượng Ukraine và răn đe phương Tây

VOV.VN - Hiện nay Nga áp dụng chiến lược đánh chắc tiến chắc, lấn từng bước, làm hao mòn dần lực lượng Ukraine, đồng thời tung ra những lời đe dọa khiến phương Tây phải dè chừng.

Nga tấn công dồn dập, tạo được vùng đệm ở Kharkov nhưng chưa tiến được nhiều
Nga tấn công dồn dập, tạo được vùng đệm ở Kharkov nhưng chưa tiến được nhiều

VOV.VN - Trong tháng 5/2024, Nga gia tăng tấn công các vị trí của quân Ukraine và trong chừng mực nào đó, họ đã tạo được vùng đệm ở khu vực Kharkov để hạn chế hỏa lực Ukraine bắn vào lãnh thổ Nga từ đây. Nhưng cục diện chiến trường cũng có những thay đổi khi Nga chưa tiến được nhiều, mới chỉ giành thêm rất ít lãnh thổ.

Nga tấn công dồn dập, tạo được vùng đệm ở Kharkov nhưng chưa tiến được nhiều

Nga tấn công dồn dập, tạo được vùng đệm ở Kharkov nhưng chưa tiến được nhiều

VOV.VN - Trong tháng 5/2024, Nga gia tăng tấn công các vị trí của quân Ukraine và trong chừng mực nào đó, họ đã tạo được vùng đệm ở khu vực Kharkov để hạn chế hỏa lực Ukraine bắn vào lãnh thổ Nga từ đây. Nhưng cục diện chiến trường cũng có những thay đổi khi Nga chưa tiến được nhiều, mới chỉ giành thêm rất ít lãnh thổ.

Kế hoạch của Nga nhằm xây dựng trật tự thế giới đa cực
Kế hoạch của Nga nhằm xây dựng trật tự thế giới đa cực

VOV.VN - Giữa khói lửa xung đột Ukraine và trong vòng vây của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, nước Nga thời Tổng thống Putin kiên trì theo đuổi kế hoạch hướng tới một thế giới đa cực và nền an ninh “bình đẳng, không bị chia cắt”.

Kế hoạch của Nga nhằm xây dựng trật tự thế giới đa cực

Kế hoạch của Nga nhằm xây dựng trật tự thế giới đa cực

VOV.VN - Giữa khói lửa xung đột Ukraine và trong vòng vây của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, nước Nga thời Tổng thống Putin kiên trì theo đuổi kế hoạch hướng tới một thế giới đa cực và nền an ninh “bình đẳng, không bị chia cắt”.