Nỗ lực cô lập Nga, Mỹ “kết thân” với các nước vùng Vịnh để ngăn giá dầu tăng

VOV.VN - Sau khi cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga, Mỹ đã tăng cường tiếp cận với Saudi Arabia và UAE, cũng như lần đầu tiên nối lại kênh ngoại giao với Venezuela để đối phó với việc giá dầu tăng cao.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo hôm 8/3 rằng chính quyền của ông cấm nhập khẩu tất cả sản phẩm năng lượng của Nga, khiến cho giá xăng dầu ở Mỹ tăng mạnh.

Giá xăng ngày 8/3 đã chạm ngưỡng kỷ lục là 4,17 USD/gallon (mỗi gallon tương đương 3,8 lít) nhưng các chuyên gia cảnh báo chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ còn đẩy giá năng lượng tăng cao hơn nữa. Trong khi đó, Tổng thống Biden gọi quyết định cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga là "một cú đánh mạnh" vào Tổng thống Putin, đồng thời cam kết sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giảm thiểu việc tăng giá.

Nỗ lực cô lập Nga

Mỹ đang tiến hành những bước đi nhằm cô lập Nga. Cách đây một vài ngày, phái đoàn Mỹ đã tới thăm Venezuela nhằm thảo luận về "an ninh năng lượng" và đảm bảo tăng sản xuất dầu để ổn định nền kinh tế Mỹ. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên trong những năm qua Mỹ mở các kênh ngoại giao với Venezuela - một đồng minh của Nga và là nơi có những mỏ dự trữ dầu lớn nhất thế giới.

Chính quyền Tổng thống Biden cũng đã cố gắng tiếp cận Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để yêu cầu họ bơm thêm dầu. Hai quốc gia vùng Vịnh này được coi là nhà cung cấp duy nhất trên toàn cầu có khả năng bơm thêm dầu để dừng việc tăng giá nhiên liệu. Tuy nhiên, một số bài báo cho biết những nỗ lực trên của chính quyền Tổng thống Biden đã nhiều lần bị từ chối khi Riyadh nói rằng nước này sẽ trao đổi về việc sản xuất và giá cả với các thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Saudi Arabia và UAE đều có những lý do riêng khi hờ hững với Mỹ. Kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1/2021 ông đã nhắc lại rằng ông sẽ điều tra các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Trung Đông. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng khẳng định sẽ xem xét lại các hợp đồng buôn bán vũ khí cho các quốc gia vùng Vịnh. Tổng thống Biden thậm chí không điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman mà chỉ trao đổi với cha của Thái tử và thậm chí cuộc trao đổi này diễn ra gần 1 tháng sau khi ông Biden nhậm chức.

Quan hệ đối tác không thể phá vỡ

Ahmed Al Ibrahim, một nhà phân tích chính trị tại Riyadh và là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Saudi Arabia nhận định, "không có vấn đề cá nhân nào" giữa hai nhà lãnh đạo và cho biết Saudi Arabia sẵn sàng "cứu nguy" cho Mỹ nếu cần thiết.

"Mối quan hệ giữa chúng tôi với Mỹ đã đi được một chặng đường rất dài. Chúng tôi sẽ không vứt bỏ điều ấy chỉ vì một tổng thống đang đưa ra những quyết định sai lầm. Chúng tôi không thay đổi quan điểm của mình nhanh chóng như phương Tây. Chúng tôi luôn giữ lời".

Lập trường này của Saudi Arabia là có thể hiểu được. Saudi Arabia luôn là một đồng minh đáng tin cậy của Mỹ. Các công ty của Mỹ đang giúp Riyadh bơm dầu và sau đó bán chúng ra thị trường quốc tế. Quan hệ làm ăn này ngày càng được củng cố bởi mối quan hệ chặt chẽ về mặt quân sự khi quân đội Saudi Arabia mua 73% trang thiết bị từ Washington.

Vì thế, việc giới lãnh đạo Saudi Arabia hủy hoại mối quan hệ này với Mỹ là điều không thể xảy ra, ông Al Ibrahim cho hay và đánh giá đó là lý do tại sao ông cho rằng Saudi Arabia sẽ bơm thêm dầu nếu điều đó giúp làm ổn định tình hình.

Cái giá của sự ủng hộ

Tuy nhiên, sự ủng hộ của Saudi Arabia sẽ đi cùng một cái giá nhất định. Riyadh vô cùng không hài lòng trước việc chính quyền Tổng thống Biden loại lực lượng Houthi đang giao tranh với liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu ở Yemen khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Nước này đã nhiều lần kêu gọi Washington đảo ngược quyết định trên nhưng hầu như đều bị phớt lờ.

Hiện nay, giữa bối cảnh Mỹ đang cố gắng cô lập Nga, việc chỉ định lực lượng Houthi là nhóm khủng bố có thể được đưa ra và một số bài báo cho thấy Mỹ đang cân nhắc lựa chọn này để làm hài lòng Saudi Arabia.

Tuy nhiên, trong khi Mỹ vẫn để ngỏ những hứa hẹn, nhà phân tích Al Ibrahim cho rằng Saudi Arabia hiểu họ nên thận trọng để không bị kéo vào xung đột.

"Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế và công nhận sự thống nhất lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi hối thúc các bên giảm căng thẳng và chấm dứt cuộc xung đột này. Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu lúa mì trên thế giới và điều này sẽ tác động đến toàn cầu".

"Dù vậy, chúng tôi sẽ không chọn bên. Trung Đông cũng có những vấn đề của mình cần phải quan tâm", nhà phân tích này kết luận./.ến 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU công bố kế hoạch thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga
EU công bố kế hoạch thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) sẽ chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng từ Nga trước năm 2030 và trước mắt sẽ nỗ lực cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga ngay trong năm nay.

EU công bố kế hoạch thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga

EU công bố kế hoạch thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) sẽ chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng từ Nga trước năm 2030 và trước mắt sẽ nỗ lực cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga ngay trong năm nay.

Nga cấm xuất nhập khẩu nhiều sản phẩm, nguyên liệu thô
Nga cấm xuất nhập khẩu nhiều sản phẩm, nguyên liệu thô

VOV.VN - Tổng thống Vladimir Putin ngày 8/3 ra lệnh hạn chế hoặc cấm nhập khẩu và xuất khẩu một số sản phẩm và nguyên liệu thô trong năm 2022, theo sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đối ngoại đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh của Moscow.

Nga cấm xuất nhập khẩu nhiều sản phẩm, nguyên liệu thô

Nga cấm xuất nhập khẩu nhiều sản phẩm, nguyên liệu thô

VOV.VN - Tổng thống Vladimir Putin ngày 8/3 ra lệnh hạn chế hoặc cấm nhập khẩu và xuất khẩu một số sản phẩm và nguyên liệu thô trong năm 2022, theo sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đối ngoại đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh của Moscow.

Mỹ khẳng định không gây áp lực cho các đồng minh cấm nhập khẩu dầu của Nga
Mỹ khẳng định không gây áp lực cho các đồng minh cấm nhập khẩu dầu của Nga

VOV.VN - Bộ Năng lượng Mỹ khẳng định sẽ không gây áp lực bắt buộc các nước đồng minh phải tuân theo các quyết định của Mỹ trong việc cấm nhập khẩu năng lượng của Nga.

Mỹ khẳng định không gây áp lực cho các đồng minh cấm nhập khẩu dầu của Nga

Mỹ khẳng định không gây áp lực cho các đồng minh cấm nhập khẩu dầu của Nga

VOV.VN - Bộ Năng lượng Mỹ khẳng định sẽ không gây áp lực bắt buộc các nước đồng minh phải tuân theo các quyết định của Mỹ trong việc cấm nhập khẩu năng lượng của Nga.