Phe đảo chính Niger báo động sẵn sàng nghênh chiến nếu ECOWAS điều binh

VOV.VN - Phe đảo chính Niger đã thực hiện một loạt động thái quân sự, báo động sẵn sàng cho kịch bản xung đột nếu ECOWAS can thiệp quân sự vào quốc gia này.

Phe đảo chính Niger đã công bố một loạt biện pháp vào cuối tuần qua trong một động thái mà các nhà phân tích cho là nhằm củng cố quyền lực, chuẩn bị đối phó với sự can thiệp từ bên ngoài và chống lại các nỗ lực nhằm khôi phục vai trò cầm quyền của Tổng thống bị lật đổ Bazoum.

Phe đảo chính Niger chuẩn bị cho kịch bản xung đột với ECOWAS

Tướng Abdrahmane Tchiani – người đứng đầu lực lượng đảo chính Niger đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang trong tình trạng cảnh giác tối đa nhằm ứng phó với các mối đe dọa tấn công, đồng thời đề nghị chính phủ các nước láng giềng Mali và Burkina Faso điều quân đến hỗ trợ. Phe đảo chính cũng yêu cầu đại sứ Pháp rời khỏi quốc gia này và tổ chức một cuộc biểu tình tập hợp sự ủng hộ để buộc quân đội Pháp rút quân hoàn toàn.

Trong khi đó, Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) cho biết khối này cần phải đảo ngược tình hình tại Niger để ngăn chặn vòng xoáy đảo chính ở Tây Phi. Tại cuộc gặp Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn châu Phi Molly Phee vào cuối tuần qua, Tổng thống Nigeria Bola Tinubu - Chủ tịch ECOWAS cáo buộc chính quyền quân sự Niger đang cố gắng “câu giờ” sau khi các cuộc đàm phán nhằm phục chức cho ông Bazoum thất bại.

“ECOWAS không cho phép bất cứ bên nào câu giờ và hành động một cách thiếu chân thành”, ông Tinubu cho biết và nói thêm rằng khối này đang cố gắng kiềm chế dù đã sẵn sàng cho tất cả các lựa chọn, trong đó có cả biện pháp can thiệp quân sự vào Niger”, ông Bola Tinubu nhấn mạnh.

Seidik Abba, chuyên gia nghiên cứu về an ninh châu Phi tại Đại học Valenciennes ở Pháp, nhận định, phe đảo chính tại Niger đang cố gắng củng cố vị thế và ngăn cản nỗ lực của ECOWAS gây sức ép buộc họ phải từ bỏ quyền lực.

Còn Nate Allen, Phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi cho rằng: “Nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Niger và ECOWAS khá cao khi phe đảo chính liên kết với chính phủ các nước Mali và Burkina Faso theo định hướng ủng hộ chế độ quân sự và chống phương Tây”.

ECOWAS chưa cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch can thiệp quân sự, nhưng cho biết hoạt động này sẽ do lực lượng dự bị tiến hành. Mali và Burkina Faso đang phải đối mặt với những thách thức an ninh nội bộ còn Nigeria đang đau đầu ứng phó với làn sóng bạo lực gia tăng.

Nate Allen, phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Phi cho rằng, ECOWAS đang ở một tình thế đầy thách thức đối trước khối liên kết Niger-Mali-Burkina Faso, chưa kể các biện pháp can thiệp trước đây của ECOWAS thường phụ thuộc vào sự hỗ trợ quốc tế.

Trật tự mới đang nổi lên ở Sahel

Trước khi cuộc đảo chính xảy ra, Niger được xem là đối tác lớn cuối cùng và niềm hy vọng tốt nhất của phương Tây trong chiến dịch chống khủng bố kéo dài hàng thập kỷ ở khu vực Sahel của châu Phi. Quốc gia này được coi là “bến cảng an toàn trong cơn bão” tại khu vực đang bị bủa vây bởi làn sóng khủng bố và làn sóng đảo chính lật đổ các chính phủ.

 Mỹ, Pháp đã đặt nhiều kỳ vọng vào chính quyền Tổng thống Mohamed Bazoum, mạnh tay viện trợ kinh tế và đầu tư hàng trăm triệu USD cho quốc gia này, cũng như xây dựng căn cứ máy bay không người lái lớn nhất khu vực phục vụ cho hoạt động chống khủng bố.

Nhưng cuộc đảo chính vào cuối tháng 7 đã thay đổi tất cả. Phe đảo chính lật đổ tổng Thống Bazoum và giam giữ tại dinh thự tổng thống, đồng thời cắt đứt quan hệ với Pháp. Theo chuyên gia Seidik Abba, cuộc đảo chính ở Niger, diễn ra theo sau các cuộc đảo chính ở Mali và Burkina Faso cho thấy “một trật tự thế giới mới đang nổi lên ở Sahel và theo cách nào đó đang làm suy giảm đáng kể ảnh hưởng của phương Tây, đồng thời buộc Mỹ và đồng minh phải thay đổi chính sách với Sahel”.

Trong bối cảnh các khoản đầu tư khổng lồ trị giá hàng trăm triệu USD có nguy cơ tan thành mây khói, các quan chức Mỹ đang hối thúc chính quyền Tổng thống Biden phải suy nghĩ lại chính sách kéo dài hàng thập kỷ chủ yếu tập trung vào đảm bảo an ninh đối với châu Phi, cũng như các hoạt động quân sự ở Sahel.

Cựu đặc phái viên Mỹ về vấn đề châu Phi Jendayi Frazer cho rằng: “Niger là một rào cản để ngăn chặn xu hướng nguy hiểm này. Nếu chúng ta không thể ngăn được cuộc đảo chính ở Niger thì phần còn lại của khu vực sẽ gặp nhiều vấn đề lớn”.

Mỹ không thể tiếp tục đổ thêm nhiều nguồn lực vào Sahel vì cuộc xung đột Nga-Ukraine và sự cạnh tranh với Trung Quốc đang chi phối chương trình nghị sự của nước này. Nhưng làn sóng đảo chính trong khu vực thời gian gần đây đã nêu bật hạn chế trong chính sách đối ngoại của Mỹ  trong thế kỷ 21, cho thấy Washington đạt được rất ít thành công trong các hoạt động chống khủng bố và trong cuộc cạnh tranh quyền lực với Nga-Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ và nhiều chuyên gia phương Tây lo ngại rằng, nếu cuộc đảo chính ở Niger không bị ngăn chặn hoặc nỗ lực ngoại giao của các bên liên quan thất bại thì điều này có thể làm tăng nguy cơ chấm dứt chế độ dân chủ tại những quốc gia khác trong khu vực. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng ở Niger có thể làm giảm triển vọng ngăn chặn làn sóng khủng bố ở Sahel vốn được coi là mối đe dọa lớn khiến cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực trở nên trầm trọng hơn và khiến các nhóm khủng bố Al Qaeda hoặc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng có thêm thời gian để lên kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công trong tương lai.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhân tố then chốt quyết định lập trường cứng rắn của ECOWAS đối với Niger
Nhân tố then chốt quyết định lập trường cứng rắn của ECOWAS đối với Niger

VOV.VN - Sau khi đảo chính xảy ra tại Niger, ECOWAS đã vạch ra ranh giới đỏ, thể thiện lập trường cứng rắn hơn so với các cuộc đảo chính Mali, Burkina Faso và Guinea. Nigeria được cho là nhân tố then chốt trong vấn đề này.

Nhân tố then chốt quyết định lập trường cứng rắn của ECOWAS đối với Niger

Nhân tố then chốt quyết định lập trường cứng rắn của ECOWAS đối với Niger

VOV.VN - Sau khi đảo chính xảy ra tại Niger, ECOWAS đã vạch ra ranh giới đỏ, thể thiện lập trường cứng rắn hơn so với các cuộc đảo chính Mali, Burkina Faso và Guinea. Nigeria được cho là nhân tố then chốt trong vấn đề này.

Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ quân sự chủ chốt tại Niger
Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ quân sự chủ chốt tại Niger

VOV.VN - Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ máy bay không người lái lớn ở khu vực Agadez thuộc Niger sau cuộc đảo chính tại quốc gia này vào cuối tháng 7 vừa qua, Intellinews đưa tin.

Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ quân sự chủ chốt tại Niger

Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ quân sự chủ chốt tại Niger

VOV.VN - Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ máy bay không người lái lớn ở khu vực Agadez thuộc Niger sau cuộc đảo chính tại quốc gia này vào cuối tháng 7 vừa qua, Intellinews đưa tin.

Đảo chính tại Niger: Các bên chuẩn bị cho kịch bản xung đột
Đảo chính tại Niger: Các bên chuẩn bị cho kịch bản xung đột

VOV.VN - Một ngày sau cuộc đàm phán chính thức đầu tiên giữa phái đoàn Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) và chính quyền quân sự Niger không đạt được kết quả, hôm qua (20/8), hai bên đã tiến hành một số động thái quân sự đáng chú ý.

Đảo chính tại Niger: Các bên chuẩn bị cho kịch bản xung đột

Đảo chính tại Niger: Các bên chuẩn bị cho kịch bản xung đột

VOV.VN - Một ngày sau cuộc đàm phán chính thức đầu tiên giữa phái đoàn Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) và chính quyền quân sự Niger không đạt được kết quả, hôm qua (20/8), hai bên đã tiến hành một số động thái quân sự đáng chú ý.

Đảo chính tại Niger: Cục diện đã an bài?
Đảo chính tại Niger: Cục diện đã an bài?

VOV.VN - Đàm phán rơi vào bế tắc và phái đoàn ECOWAS đã rời Niamey ngay đêm 20/8, để lại nhiều đồn đoán về các bước đi tiếp theo mà ECOWAS có thể tiến hành với cuộc khủng hoảng này: tiếp tục nỗ lực ngoại giao hay tiến hành can thiệp quân sự?

Đảo chính tại Niger: Cục diện đã an bài?

Đảo chính tại Niger: Cục diện đã an bài?

VOV.VN - Đàm phán rơi vào bế tắc và phái đoàn ECOWAS đã rời Niamey ngay đêm 20/8, để lại nhiều đồn đoán về các bước đi tiếp theo mà ECOWAS có thể tiến hành với cuộc khủng hoảng này: tiếp tục nỗ lực ngoại giao hay tiến hành can thiệp quân sự?