Tẩy chay dầu mỏ Nga: Thực tế không đơn giản đối với EU

VOV.VN - Liên minh châu Âu đang thảo luận về các lệnh trừng phạt nhằm vào dầu mỏ Nga, trong đó bao gồm cả khả năng tẩy chay mặt hàng này. Tuy nhiên, nhiều nước nhận thấy rằng việc đảo ngược sự phụ thuộc kéo dài hàng thập kỷ vào dầu mỏ và khí đốt của Nga không phải là vấn đề đơn giản.

Châu Âu mua bao nhiêu dầu mỏ của Nga?

Dầu mỏ và khí đốt của Nga vẫn được vận chuyển tới châu Âu mặc dù nhiều nước chỉ trích Nga về chiến dịch quân sự ở Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) chi 450 triệu USD mỗi ngày để mua dầu mỏ Nga và 400 triệu USD mỗi ngày để mua khí đốt tự nhiên, theo tính toán của các nhà phân tích tại tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở ở Brussels.

Châu Âu là khách hàng lớn nhất mua dầu mỏ của Nga. Theo Báo cáo thống kê về Năng lượng thế giới của BP, năm 2020, khu vực này nhận 138 triệu tấn dầu trong tổng số 260 triệu tấn dầu xuất khẩu của Nga, chiếm 53%.

Mặt khác, châu Âu phải khẩu gần như toàn bộ nhu cầu dầu mỏ từ bên ngoài, trong đó 25% là từ Nga.

Dầu thô được lọc thành nhiên liệu để sưởi ấm, xăng cho ô tô và nhiên liệu thô cho ngành công nghiệp.

Vì sao châu Âu tập trung vào dầu mỏ thay vì khí đốt?

Việc tìm nguồn thay thế khí đốt tự nhiên của Nga sẽ khó hơn so với dầu mỏ, vì khí đốt chủ yếu được vận chuyển qua hệ thống đường ống. Ngược lại, việc tìm kiếm các nguồn dầu mỏ khác sẽ dễ dàng hơn, vì dầu mỏ chủ yếu được vận chuyển bằng tàu chở dầu và được giao dịch trên toàn cầu.

Việc loại bỏ hoàn toàn khí đốt tự nhiên của Nga hiện đã không được bàn tới, theo AP. Những nước sử dụng khí đốt nhiều nhất ở châu Âu như Đức nói rằng, việc loại bỏ khí đốt Nga ngay lập tức sẽ khiến nhiều người mất việc làm. Các hiệp hội công nghiệp cũng cảnh báo về nguy cơ đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất.

Các nhà kinh tế nhận định, việc loại bỏ cả dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga có thể gây ra suy thoái ở châu Âu.

Chính phủ các nước châu Âu đã đồng ý dừng nhập khẩu than đá của Nga từ tháng 8/2022, tuy nhiên, than đá chỉ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong các mặt hàng năng lượng mà châu Âu nhập từ Nga.

Hệ lụy nếu mất nguồn cung cấp dầu từ Nga

Châu Âu nhập khẩu 3,8 triệu thùng dầu/ngày từ Nga trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2. Về mặt lý thuyết, các khách hàng châu Âu có thể thay thế nguồn dầu này bằng các nhà cung cấp từ Trung Đông, hiện chủ yếu xuất khẩu sang châu Á, cũng như từ Mỹ, các nước Mỹ Latin và châu Phi. Trong khi đó, nguồn dầu mỏ rẻ hơn của Nga có thể chuyển hướng sang châu Á để thay thế hàng từ Trung Đông đổ về châu Âu.

Tuy nhiên, sẽ cần phải có thời gian để các thị trường toàn cầu thực hiện việc điều chỉnh như vậy. Ở châu Âu, các khách hàng có thể gặp nhiều khó khăn khi tìm cách đảo ngược dòng chảy Đông-Tây như thường lệ của dầu mỏ bằng đường sắt, xe tải và các xà lan trên sông.

Các nhà máy lọc dầu thành xăng và các sản phẩm khác được thiết lập cho loại dầu đặc biệt của Nga. Một số nhà máy lọc dầu lớn phụ thuộc vào đường ống từ Nga.

Các nhà phân tích tại Bruegel nói rằng, các nước châu Âu có thể đã sẵn sàng áp dụng các biện pháp nhằm giảm sử dụng nhiên liệu như miễn phí đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng và khuyến khích sử dụng chung xe ô tô. Nếu không có hiệu quả, giải pháp cứng rắn hơn như ban hành lệnh cấm xe ô tô theo biển số chẵn-lẻ có thể được sử dụng tới. Các biện pháp tương tự từng được sử dụng trong cuộc cấm vận dầu mỏ OPEC năm 1973, khi đó Đức đã áp đặt biện pháp ngày Chủ nhật không ô tô.

“Điều này có thể cho các thị trường thêm thời gian để tái định hướng cấu trúc nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ Nga”, các nhà phân tích đánh giá.

Việc ban hành lệnh cấm từng bước đến cuối năm có thể là một cách ngăn chặn tình trạng khan hiếm dầu mỏ. Đức nói rằng nước này có kế hoạch dừng nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay.

Người dân châu Âu có thể sẽ phải chịu mức giá dầu cao hơn. Điều đó có nghĩa là chi phí lái xe và nhiên liệu sưởi ấm và cả lạm phát tiêu dùng cũng sẽ cao hơn nhiều.

Nga là nhà cung cấp nhiên liệu diesel hàng đầu cho xe tải và các thiết bị nông nghiệp của châu Âu. Giá diesel tăng cao có thể ảnh hưởng tới rất nhiều loại hàng hóa và nông sản khác.

Tác động đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu

Tất cả dầu mỏ Nga không thể chuyển hướng từ châu Âu sang châu Á do những hạn chế trong việc vận chuyển và hậu cần. Hiện vẫn chưa rõ khách hàng ở các nước như Ấn Độ và Trung Quốc sẵn sàng mua bao nhiêu dầu của Nga, bởi nếu làm như vậy khiến họ có khả năng hứng chịu trừng phạt của phương Tây.

Trong khi đó, OPEC đã tuyên bố sẽ không tăng sản lượng để bù lại nguồn dầu mỏ của Nga nếu nguồn này bị tẩy chay.

Ông Claudio Galimberti, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách mảng phân tích của Rystad Energy cho biết: “Sẽ có sự tái cân bằng đáng kể đối với dòng chảy dầu thô. Về mặt lý thuyết, điều đó có thể xảy ra. Nhưng về mặt thực tế, nó phức tạp hơn vì không phải mọi thứ đều có thể chuyển hướng”.

Nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu đã ở mức cao khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19 và những bất ổn, xung đột khiến giá cả tiếp tục tăng cao. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh giải phóng kho dự trữ chiến lược để kiềm chế giá xăng dầu tăng cao đối với người dân Mỹ, trong khi 30 quốc gia khác cũng đã đồng ý cung cấp thêm dầu ra thị trường toàn cầu.

Trong kịch bản tồi tệ nhất là Nga mất 3,8 triệu thùng dầu cho châu Âu và các nước khác từ chối mua dầu của Nga, mức giá có thể tăng vọt lên 180 USD/thùng, nhưng sau đó sẽ sụt giảm mạnh do nhu cầu và tăng trưởng kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, ông Galimberti cho rằng, kịch bản này ít có khả năng xảy ra..

Dự đoán của Rystad Energy là Nga mất khoảng 1,5-2 triệu thùng/ngày và giá dầu đạt mức 120-130 USD/thùng vào cuối năm.

Một kịch bản khác nhẹ nhàng hơn, trong đó hầu hết lượng dầu Nga bị châu Âu “từ bỏ” sẽ được giảm giá ở các nước khác đang thiếu năng lượng, và như vậy Nga sẽ chỉ mất 1 triệu thùng/ngày. Giá dầu sẽ giảm xuống dưới 100 USD vào tháng 6 và tiếp tục giảm xuống 60 USD vào cuối năm. Điều đó không quá xa so với tình hình hiện nay, với việc một số thương nhân và ngân hàng đang tránh xa dầu của Nga ngay cả khi không có lệnh trừng phạt.

“Có sự chênh lệch giá khá lớn giữa các kịch bản, nhưng điều đó phản ánh mức độ không chắc chắn của chúng tôi về thiệt hại của Nga”, ông Galimberti nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Tẩy chay năng lượng Nga làm tổn hại châu Âu hơn là Moscow
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Tẩy chay năng lượng Nga làm tổn hại châu Âu hơn là Moscow

VOV.VN - Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ khen ngợi châu Âu đã giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga nhưng cũng cảnh báo những tác dụng có tính chất tàn phá đối với châu Âu nếu tiến hành việc hạn chế đó quá nhanh.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Tẩy chay năng lượng Nga làm tổn hại châu Âu hơn là Moscow

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Tẩy chay năng lượng Nga làm tổn hại châu Âu hơn là Moscow

VOV.VN - Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ khen ngợi châu Âu đã giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga nhưng cũng cảnh báo những tác dụng có tính chất tàn phá đối với châu Âu nếu tiến hành việc hạn chế đó quá nhanh.

Kinh tế châu Âu sẽ lâm nguy nếu loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ và khí đốt Nga
Kinh tế châu Âu sẽ lâm nguy nếu loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ và khí đốt Nga

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, nếu chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga, châu Âu sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, chi phí sinh hoạt của người dân bị đẩy lên cao, lạm phát gia tăng.

Kinh tế châu Âu sẽ lâm nguy nếu loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ và khí đốt Nga

Kinh tế châu Âu sẽ lâm nguy nếu loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ và khí đốt Nga

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, nếu chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga, châu Âu sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, chi phí sinh hoạt của người dân bị đẩy lên cao, lạm phát gia tăng.

Áo giải thích lý do một số nước châu Âu chống lại lệnh trừng phạt khí đốt Nga
Áo giải thích lý do một số nước châu Âu chống lại lệnh trừng phạt khí đốt Nga

VOV.VN - Việc cấm vận khí đốt Nga sẽ làm tổn hại đến một số nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn tồi tệ hơn làm tổn hại đến Moscow, Thủ tướng Áo Karl Nehammer nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Áo giải thích lý do một số nước châu Âu chống lại lệnh trừng phạt khí đốt Nga

Áo giải thích lý do một số nước châu Âu chống lại lệnh trừng phạt khí đốt Nga

VOV.VN - Việc cấm vận khí đốt Nga sẽ làm tổn hại đến một số nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn tồi tệ hơn làm tổn hại đến Moscow, Thủ tướng Áo Karl Nehammer nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.