Thế khó của Ukraine: Xe thiết giáp yếu và dễ dàng bị Nga phát hiện từ xa

VOV.VN - Trong xung đột hiện nay với Nga, Ukraine huy động rất nhiều xe thiết giáp. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, các xe này được thiết kế chỉ để chịu đựng cường độ tác chiến thấp hơn mức ở Ukraine hiện nay. Đã vậy, UAV và công nghệ thời gian thực cho phép Nga phát hiện sớm các xe quân sự này.

Để tái chiếm lãnh thổ, Ukraine cần nhiều xe thiết giáp do phương Tây cung cấp. Nhưng các xe đó có ngưỡng chịu đựng yếu, đồng thời dễ bị phát hiện từ sớm từ xa trong thời đại UAV và công nghệ hình ảnh thời gian thực.

Cường độ tác chiến vượt quá ngưỡng thiết kế của thiết giáp phương Tây

Một nhà phân tích quân sự mới đây nói với tờ Nhật báo Phố Wall như sau: Các xe thiết giáp do phương Tây chế tạo và viện trợ cho Ukraine được thiết kế chỉ để chịu được cường độ xung đột nhẹ hơn mức đang diễn ra trên chiến trường Ukraine.

Nhà phân tích quân sự Taras Chmut - người đứng đầu Quỹ “Come back alive” (Trở về sống sót), cho hay “nhiều xe thiết giáp phương Tây không hiệu quả ở đây do các xe đó được tạo ra không phải để đáp ứng một cuộc chiến tổng lực mà là cho các xung đột với cường độ thấp hoặc trung bình”. Quỹ “Come back alive” của Chmut đã quyên góp tiền bạc để mua và cung cấp vũ khí khí tài cho Ukraine.

Ông Chmut nói: “Nếu bạn sử dụng các xe thiết giáp này vào một cuộc tiến công quy mô lớn, chúng sẽ không vận hành tốt”.

Nhật báo Phố Wall dẫn lời ông Chmut nói rằng các đồng minh nên chuyển sự chú ý sang phát triển các hệ thống đơn giản hơn và rẻ tiền, nhưng với số lượng lớn hơn - điều mà Ukraine đã nhiều lần yêu cầu.

Mặc dù ông Chmut bình luận như vậy, một số xe thiết giáp tiên tiến của phương Tây mà Ukraine đã tiếp nhận vẫn được thiết kế theo hướng phục vụ tác chiến cường độ cao (như kịch bản NATO đối đầu trực diện với các lực lượng quân sự của Liên Xô). Các xe chiến đấu bộ binh Bradley và xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams, do Mỹ chế tạo, đều được thiết kế riêng cho nhiệm vụ đối phó với lục quân Liên Xô.

Nhưng ngay cả những loại xe tăng và thiết giáp hạng nặng này vẫn tỏ ra yếu thế trước trọng pháo và mìn chống tăng của Nga, khi quân Ukraine cố tiến vào các mạng lưới phòng ngự chắc chắn của Nga.

Nhật báo Phố Wall dẫn lời các quan chức Ukraine cho biết, tính từ đầu xung đột với Nga, trong số xe tăng của họ bị phá hủy, có chưa tới 5% là do xe tăng của đối phương, phần lớn còn lại là do mìn, pháo, tên lửa chống tăng và thiết bị bay không người lái (UAV). Tờ báo kết luận, điều này có nghĩa rằng độ tinh vi hiện đại của xe tăng không còn là yếu tố quan trọng nữa.

Tướng Christian Freuding - Giám đốc Tham mưu chỉ huy và kế hoạch của Bộ Quốc phòng Đức, cho biết các chiến lược gia quân sự của phương Tây chưa bao giờ chấp nhận quan điểm số lượng thắng chất lượng.

Ông Freuding nới với Nhật báo Phố Wall: “Bạn cần đến số lượng để tạo nên sức mạnh. Ở phương Tây, chúng ta đã cắt giảm quân đội, cắt giảm vũ khí khí tài. Nhưng số lượng mới là vấn đề, số đông mới đóng vai trò quan trọng”.

Mặc dù vậy, Ukraine tiếp tục yêu cầu có thêm các xe tăng và khí tài quân sự hiện đại do các đồng minh cung cấp.

Tổng thống Ukraine Zelensky đã liên tục chỉ trích các đồng minh phương Tây vì đã trì hoãn cung cấp vũ khí. Trước đó, cũng trong tháng 9, ông Zelensky nói rằng sự chậm chạp trong xuất vũ khí sang Ukraine đang làm giảm cơ may của họ giành thành công trong chiến dịch phản công hiện nay.

Một báo cáo do Viện Kinh tế thế giới Kiel biên soạn cho thấy các đồng minh của Ukraine mới chỉ chuyển giao khoảng một nửa số vũ khí hạng nặng mà họ cam kết.

Christoph Trebesch - Trưởng nhóm làm báo cáo, phát biểu: “Khoảng cách giữa lời hứa và viện trợ quân sự đã được bàn giao là rất rộng”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov nói với tờ The Economist vào tuần trước rằng Ukraine đang ưu tiên hoạt động sản xuất đạn dược nội địa. Ông nhấn mạnh, “cái nào sản xuất được trong nước thì phải sản xuất trong nước”.

Sergej Sumlenny - sáng lập viên của tổ chức nghiên cứu và tư vấn mang tên “Trung tâm Sáng kiến dẻo dai châu Âu”, trước đó có nói với Business Insider rằng Ukraine đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất vũ khí khí tài tại chỗ một phần vì quan ngại các gói chuyển giao của phương Tây không theo kịp nhu cầu của Ukraine trên chiến trường.

Xe thiết giáp thời nay dễ bị phơi mình trước tầm ngắn của đối phương

Trong khi đó, một quan chức quân sự hàng đầu của Ukraine nói với Nhật báo Phố Wall rằng cả binh lính và xe tăng trong xung đột Ukraine sẽ dễ dàng bị phát hiện và ngắm bắn trong vòng tối đa 10 phút lộ thiên.

Cụ thể, tướng Vadym Skibitsky - Phó Tổng cục trưởng Tình báo quốc phòng Ukraine, cho biết, thực trạng này được tạo ra từ số lượng lớn UAV hoạt động ở Ukraine, cũng như các hệ thống quản lý trận đánh cung cấp hình ảnh và vị trí theo thời gian thực.

Tướng Skibitsky nói tiếp: “Ngày nay, một đoàn xe tăng hoặc một đội hình binh lính tiến tới có thể bị phát hiện trong vòng 3 đến 5 phút, và bị bắn trong 3 phút tiếp theo… Và khi ấy, khả năng sống sót của lực lượng này là không quá 10 phút”.

Tướng Skibitsky cũng nói với tờ báo trên rằng “ngày nay rất khó đạt được yếu tố bất ngờ”.

Cả Nga lẫn Ukraine đều triển khai hàng ngàn UAV trên chiến trường và đang sử dụng UAV giá rẻ để ngắm và tấn công lực lượng của nhau.

Thực tế này đặt ra nhiều vấn đề căn bản đối với học thuyết quân sự của Mỹ.

Tướng lục quân Mỹ về hưu Bradley Crawford chia sẻ với Nhật báo Phố Wall: “Thời kỳ tấn công bằng xe thiết giáp tập trung, di chuyển qua nhiều kilomet đường bộ một lèo, như chúng ta đã làm trong năm 2003 ở Iraq, đã qua rồi vì UAV lúc này đã trở nên rất hiệu quả”.

Bản thân Ukraine ngày càng dựa vào các UAV giá rẻ có “góc nhìn thứ nhất” (FPV) để xử trí các vũ khí khí tài quân sự của Nga.

Các UAV giá rẻ này có mức giá từ 400 - 500 USD, thấp hơn nhiều mức giá của một quả đạn pháo 155m (với giá có thể lên tới 3.000 USD) hoặc một xe tăng T-72 (trị giá khoảng 1,2 triệu USD).

Viện Quân chủng liên hợp Hoàng gia (RUSI, có trụ sở ở Anh) ước tính vào một thời điểm trước đây trong năm 2023, Ukraine mất khoảng 10.000 UAV mỗi tháng. Con số ước tính này phản ánh quy mô sử dụng phổ biến UAV trong lực lượng vũ trang Ukraine.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine dùng UAV tấn công, gây mất điện ở tỉnh Kursk nước Nga
Ukraine dùng UAV tấn công, gây mất điện ở tỉnh Kursk nước Nga

VOV.VN - Giới chức tỉnh Kursk (Nga) cho hay, 5 khu định cư và 1 một bệnh viện địa phương đã bị mất điện do trúng bom từ UAV của Ukraine.

Ukraine dùng UAV tấn công, gây mất điện ở tỉnh Kursk nước Nga

Ukraine dùng UAV tấn công, gây mất điện ở tỉnh Kursk nước Nga

VOV.VN - Giới chức tỉnh Kursk (Nga) cho hay, 5 khu định cư và 1 một bệnh viện địa phương đã bị mất điện do trúng bom từ UAV của Ukraine.

BBC nói về cuộc đấu trí sinh tử giữa quân Ukraine và UAV Nga
BBC nói về cuộc đấu trí sinh tử giữa quân Ukraine và UAV Nga

VOV.VN - Đài BBC (Anh) vừa có phóng sự đề cập cuộc đấu trí sinh tử giữa quân Ukraine và UAV Nga. Nhà báo của BBC thừa nhận chiến dịch phản công của Ukraine đang kết thúc mà không đạt được đột phá nào.

BBC nói về cuộc đấu trí sinh tử giữa quân Ukraine và UAV Nga

BBC nói về cuộc đấu trí sinh tử giữa quân Ukraine và UAV Nga

VOV.VN - Đài BBC (Anh) vừa có phóng sự đề cập cuộc đấu trí sinh tử giữa quân Ukraine và UAV Nga. Nhà báo của BBC thừa nhận chiến dịch phản công của Ukraine đang kết thúc mà không đạt được đột phá nào.

Chiến lược của Ukraine nhằm giành lại Crimea do Nga kiểm soát
Chiến lược của Ukraine nhằm giành lại Crimea do Nga kiểm soát

VOV.VN - Nga chiếm ưu thế trước Ukraine tại khu vực bán đảo Crimea. Trước thực tế đó, Ukraine áp dụng chiến lược bất đối xứng để đương đầu với Nga, tạo lợi thế để tiến tới đánh chiếm Crimea hiện do Nga kiểm soát.

Chiến lược của Ukraine nhằm giành lại Crimea do Nga kiểm soát

Chiến lược của Ukraine nhằm giành lại Crimea do Nga kiểm soát

VOV.VN - Nga chiếm ưu thế trước Ukraine tại khu vực bán đảo Crimea. Trước thực tế đó, Ukraine áp dụng chiến lược bất đối xứng để đương đầu với Nga, tạo lợi thế để tiến tới đánh chiếm Crimea hiện do Nga kiểm soát.

Nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ 3 do xung đột Nga - Ukraine
Nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ 3 do xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Cộng đồng quốc tế đang nỗ lực giữ cho xung đột Nga - Ukraine trong vòng kiểm soát. Tuy nhiên, cuộc xung đột này vẫn đang hướng tới bờ vực một cuộc Chiến tranh thế giới 3 khó lường.

Nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ 3 do xung đột Nga - Ukraine

Nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ 3 do xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Cộng đồng quốc tế đang nỗ lực giữ cho xung đột Nga - Ukraine trong vòng kiểm soát. Tuy nhiên, cuộc xung đột này vẫn đang hướng tới bờ vực một cuộc Chiến tranh thế giới 3 khó lường.

Su-34 của Nga oanh tạc sở chỉ huy và chốt quan sát của Ukraine
Su-34 của Nga oanh tạc sở chỉ huy và chốt quan sát của Ukraine

VOV.VN - Các máy bay đa dụng Su-34 (biệt danh “thú mỏ vịt”) của Nga vừa oanh tạc các sở chỉ huy và chốt quan sát của Ukraine trên hướng  Krasnolimansk bằng bom có dẫn đường.

Su-34 của Nga oanh tạc sở chỉ huy và chốt quan sát của Ukraine

Su-34 của Nga oanh tạc sở chỉ huy và chốt quan sát của Ukraine

VOV.VN - Các máy bay đa dụng Su-34 (biệt danh “thú mỏ vịt”) của Nga vừa oanh tạc các sở chỉ huy và chốt quan sát của Ukraine trên hướng  Krasnolimansk bằng bom có dẫn đường.

UAV mới của Nga có khả năng bảo vệ người điều khiển trước đòn tập kích
UAV mới của Nga có khả năng bảo vệ người điều khiển trước đòn tập kích

VOV.VN - Nga hiện đã phát triển UAV với khả năng bảo vệ chính các trắc thủ điều khiển chúng trước đòn tập kích từ các UAV khác của Ukraine trong bối cảnh cả Kiev và Moscow đang leo thang "cuộc chiến UAV".

UAV mới của Nga có khả năng bảo vệ người điều khiển trước đòn tập kích

UAV mới của Nga có khả năng bảo vệ người điều khiển trước đòn tập kích

VOV.VN - Nga hiện đã phát triển UAV với khả năng bảo vệ chính các trắc thủ điều khiển chúng trước đòn tập kích từ các UAV khác của Ukraine trong bối cảnh cả Kiev và Moscow đang leo thang "cuộc chiến UAV".

Tổn thất nặng nề của Ukraine khi xuyên thủng phòng tuyến 3 lớp của Nga
Tổn thất nặng nề của Ukraine khi xuyên thủng phòng tuyến 3 lớp của Nga

VOV.VN - Lực lượng Ukraine được cho là đã xuyên thủng 3 lớp phòng tuyến của Nga nhờ vào xe bọc thép. Tuy nhiên, họ phải hứng chịu tổn thất nặng nề để có được bước đột phá này.

Tổn thất nặng nề của Ukraine khi xuyên thủng phòng tuyến 3 lớp của Nga

Tổn thất nặng nề của Ukraine khi xuyên thủng phòng tuyến 3 lớp của Nga

VOV.VN - Lực lượng Ukraine được cho là đã xuyên thủng 3 lớp phòng tuyến của Nga nhờ vào xe bọc thép. Tuy nhiên, họ phải hứng chịu tổn thất nặng nề để có được bước đột phá này.

Nguyên nhân Ukraine khó đánh tạt sườn quân Nga
Nguyên nhân Ukraine khó đánh tạt sườn quân Nga

VOV.VN - Một cựu chiến binh Mỹ chuyên huấn luyện các lực lượng Ukraine vừa cho hay, phía Ukraine khó lòng đánh tạt sườn quân Nga theo kiểu vu hồi, và do đó phải đánh thẳng để rồi lại phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Nguyên nhân Ukraine khó đánh tạt sườn quân Nga

Nguyên nhân Ukraine khó đánh tạt sườn quân Nga

VOV.VN - Một cựu chiến binh Mỹ chuyên huấn luyện các lực lượng Ukraine vừa cho hay, phía Ukraine khó lòng đánh tạt sườn quân Nga theo kiểu vu hồi, và do đó phải đánh thẳng để rồi lại phải đối mặt với nhiều rủi ro.