Ukraine tiết lộ chi tiết về thỏa thuận hòa bình tiềm năng với Nga

VOV.VN - Ukraine đã tiết lộ cụ thể về những đề xuất nhằm tiến tới một thỏa thuận hòa bình với Nga để chấm dứt chiến tranh. Trong khi đó, phía Nga cho rằng cuộc trao đổi với Ukraine ngày 29/3 là một cuộc gặp “mang tính xây dựng”.

Những đề xuất cụ thể của Ukraine

Các thành viên cấp cao trong phái đoàn Ukraine tham gia đàm phán với phái đoàn Nga cho biết hai bên đã đạt được một số tiến triển sau cuộc trao đổi ở Thổ Nhĩ Kỳ và cung cấp chi tiết hơn về những đảm bảo an ninh mà Ukraine mong đợi sau lệnh ngừng bắn.

Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng nhắc đến những cuộc trao đổi về tình trạng của Crimea sau khi sáp nhập vào Nga năm 2014.

"Liên quan đến tình trạng của Crimea và Sevastopol, tôi muốn nhấn mạnh rằng nó đã được nhất trí dưới hình thức song phương để tạm dừng trong 15 năm và tiến hành những cuộc trao đổi giữa hai bên về tình trạng của những vùng lãnh thổ này", ông Mykhailo Podolyak cho hay.

Ukraine và phương Tây đã từ chối công nhận việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea và việc tạm dừng đề cập đến tình trạng của Crimea có thể là một cách thức để đưa vấn đề này ra khỏi bàn đàm phán hiện nay.

Cố vấn của Tổng thống Ukraine cũng nhắc đến một trong những điểm khó khăn nhất của quá trình đàm phán: Đó là những đảm bảo an ninh cho Ukraine trong trường hợp một lệnh ngừng bắn và sự dàn xếp hòa bình được nhất trí.

"Rõ ràng, hiệp ước về những đảm bảo an ninh chỉ được ký kết sau khi lệnh ngừng bắn diễn ra và Nga rút toàn bộ quân khỏi các vị trí mà họ tập hợp ngày 23/2/2022".

"Chúng tôi đã trình bày với Nga các đề xuất của mình về hệ thống những đảm bảo an ninh cho Ukraine".

Ông Podolyak cũng cho biết các nhà đàm phán Nga đã nhận được "hiệp ước phác thảo các cách thức để chấm dứt chiến tranh" và sẽ xem xét để đưa ra những đề xuất tương ứng.

Cố vấn của Tổng thống Ukraine thông báo, hai bên vẫn đang "thảo luận về lệnh ngừng bắn nhân đạo", nhấn mạnh rằng "có nhiều nơi cần thiết lập các hành lang nhân đạo".

Bình luận về các đảm bảo an ninh, một thành viên khác trong phái đoàn Ukraine, ông David Arakhamia cho rằng: "Chúng tôi nhấn mạnh đây sẽ là một hiệp ước quốc tế, được thông qua với sự ký kết của tất cả các bên đảm bảo an ninh".

Ông cho biết, hiệp ước này sẽ có sự liên hệ với điều 5 Hiệp ước NATO - một điều khoản nhấn mạnh đến nguyên tắc phòng thủ tập thể. Nhà đàm phán Ukraine nhận định, sự sắp xếp trong hiệp ước trên sẽ tương tự như điều 5 và "thậm chí còn có cơ chế kích hoạt nghiêm ngặt hơn".

"Chúng tôi dự định việc tham vấn sẽ diễn ra trong 3 ngày. Cần xác định liệu có chiến tranh, các hành vi gây hấn hay chiến dịch quân sự hay không... Sau đó, các quốc gia đảm bảo sẽ có nghĩa vụ hỗ trợ chúng tôi. Hỗ trợ quân sự, lực lượng, vũ khí và thiết lập vùng cấm bay, đó những điều chúng tôi rất cần nhưng chưa được đáp ứng. Đó là đề xuất của chúng tôi", ông David Arakhamia bình luận.

Nhà đàm phán Ukraine đã nêu ra các bên đảm bảo sẽ là "những quốc gia ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc", cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Canada, Italy, Ba Lan và Israel.

"Chúng tôi đã quy định trong thỏa thuận này rằng các quốc gia đảm bảo không chỉ không được từ chối việc Ukraine gia nhập EU mà còn phải hỗ trợ để việc đó diễn ra".

"Dĩ nhiên, chúng tôi có những vấn đề chưa được giải quyết với các khu vực ở Donetsk và Lugansk, cùng với Crimea và Sevastopol. Những đảm bảo an ninh quốc tế tạm thời không có hiệu lực tại những vùng lãnh thổ này".

Một thành viên thứ ba của phái đoàn Ukraine, ông Oleksandr Chalyi, cũng nhấn mạnh rằng hạn chót cho việc tham vấn sau 3 ngày được đặt ra nhằm xem xét việc liệu có bất kỳ hành vi gây hấn, các cuộc tấn công hoặc chiến dịch quân sự nào diễn ra hay không.

Phát biểu trên truyền hình Ukraine, nhà đàm phán này nhận định: "Làm mọi thứ có thể để khôi phục an ninh của Ukraine là một yêu cầu then chốt. Nếu những điều khoản trên được củng cố, vốn là yêu cầu căn bản nhất với chúng tôi, Ukraine sẽ thay đổi tình trạng hiện tại để trở thành một quốc gia không liên minh, phi hạt nhân và trung lập vĩnh viễn".

"Theo đó, những đảm bảo an ninh này, trên thực tế tương tự như điều 5 Hiệp ước NATO, sẽ được yêu cầu trong Hiến pháp của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không cho phép triển khai các căn cứ quân sự cũng như lực lượng quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình và chúng tôi sẽ không gia nhập bất kỳ liên minh quân sự - chính trị nào. Việc đào tạo quân đội của chúng tôi sẽ được tiến hành dựa trên sự nhất trí với các quốc gia đảm bảo", ông Chalyi tiết lộ.

"Tuy nhiên, với chúng tôi, một điều căn bản cần được đáp ứng là sẽ không có điều khoản nào trong thỏa thuận trên bác bỏ việc chúng tôi gia nhập EU. Các quốc gia đảm bảo cũng phải cam kết tạo điều kiện cho quá trình này".

Phản ứng của Nga

Trong khi đó, về phía Nga, trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky cho biết Moscow đã tiếp nhận "lập trường rõ ràng theo từng giai đoạn" từ phía Ukraine và nhận định, về bản chất, cuộc đàm phán ngày 29/3 "mang tính xây dựng".

Theo Sputnik, trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky đã thông báo về kế hoạch của Nga nhằm thực hiện các hành động giảm leo thang căng thẳng về quân sự và chính trị. Việc giảm leo thang về quân sự sẽ dẫn đến việc "giảm đáng kể" các hành động quân sự theo hướng Kiev và Chernihiv. Việc giảm leo thang về chính trị sẽ bao gồm khả năng về cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Ukraine trong giai đoạn chấp nhận sơ bộ phiên bản cuối cùng của thỏa thuận.

"Hình thức được đề xuất diễn ra như sau: Đầu tiên, một hiệp ước sẽ được chuẩn bị, sau đó hiệp ước được thông qua bởi các nhà đàm phán, được xác nhận bởi các ngoại trưởng của Nga và Ukraine. Sau đó, khả năng về một cuộc gặp giữa nguyên thủ hai nước nhằm ký kết hiệp ước này sẽ được thảo luận", ông Medinsky cho hay.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin bình luận, động thái giảm đáng kể hành động quân sự gần Kiev và Chernihiv được thực hiện nhằm "tăng sự tin tưởng" trong các cuộc đàm phán để chấm dứt giao tranh, giữa bối cảnh các nhà đàm phán Nga và Ukraine gặp mặt trực tiếp lần thứ tư sau những vòng đàm phán thất bại.

"Chúng tôi đã nhận được những đề xuất bằng văn bản từ Ukraine xác nhận sự sẵn sàng của họ về tình trạng trung lập, không liên minh và phi hạt nhân, cùng với việc từ chối sản xuất và triển khai các loại vũ khí hàng loạt, trong đó có các vũ khí hóa học và sinh học, cũng như lệnh cấm sự hiện diện của căn cứ quân sự và quân đội nước ngoài trên lãnh thổ của mình", ông Medinsky thông báo.

Trưởng đàn đàm phán Nga cũng tiết lộ về các đề xuất khác được thảo luận với phái đoàn Ukraine bao gồm:

- Nga sẽ không phản đối việc Ukraine gia nhập EU

- Ukraine sẽ từ bỏ ý tưởng giành lại Crimea và Donbass qua việc sử dụng các phương tiện quân sự

- Ukraine đưa ra một danh sách các quốc gia đảm bảo sẻ đảm bảo an ninh cho nước này

- Đề xuất của Ukraine về những đảm bảo quốc tế cho sự an toàn của mình sẽ không bao gồm các vùng lãnh lãnh thổ Donbass và Crimea.

- Ukraine sẽ không cho phép quân đội nước ngoài và các căn cứ quân sự nước ngoài triển khai ở lãnh thổ của mình mà chưa có sự nhất trí từ tất cả các quốc gia đảm bảo. Điều này cũng áp dụng với việc tổ chức các cuộc tập trận quân sự./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đàm phán Nga-Ukraine tại Istanbul: Nga giảm hoạt động quân sự ở Kiev và Chernigov
Đàm phán Nga-Ukraine tại Istanbul: Nga giảm hoạt động quân sự ở Kiev và Chernigov

VOV.VN - Trưởng phái đoàn Nga, trợ lý Tổng thống Nga Vladimir Medinsky tuyên bố, Nga và Ukraine đã hoàn tất vòng đàm phán trực tiếp tại Istanbul và có kết quả mang tính xây dựng.

Đàm phán Nga-Ukraine tại Istanbul: Nga giảm hoạt động quân sự ở Kiev và Chernigov

Đàm phán Nga-Ukraine tại Istanbul: Nga giảm hoạt động quân sự ở Kiev và Chernigov

VOV.VN - Trưởng phái đoàn Nga, trợ lý Tổng thống Nga Vladimir Medinsky tuyên bố, Nga và Ukraine đã hoàn tất vòng đàm phán trực tiếp tại Istanbul và có kết quả mang tính xây dựng.

Lãnh đạo Nga-Ukraine có thể gặp nhau khi 2 nước ký Hiệp ước Hòa bình
Lãnh đạo Nga-Ukraine có thể gặp nhau khi 2 nước ký Hiệp ước Hòa bình

VOV.VN - Sputnik đưa tin, Nga cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky có thể diễn ra khi hai bên ký Hiệp ước Hòa bình.

Lãnh đạo Nga-Ukraine có thể gặp nhau khi 2 nước ký Hiệp ước Hòa bình

Lãnh đạo Nga-Ukraine có thể gặp nhau khi 2 nước ký Hiệp ước Hòa bình

VOV.VN - Sputnik đưa tin, Nga cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky có thể diễn ra khi hai bên ký Hiệp ước Hòa bình.

Nga tiếp nhận “lập trường rõ ràng” từ Ukraine, cho rằng đàm phán “mang tính xây dựng”
Nga tiếp nhận “lập trường rõ ràng” từ Ukraine, cho rằng đàm phán “mang tính xây dựng”

VOV.VN - Phái đoàn đàm phán Nga đã hiểu được "lập trường rõ ràng" từ phía Ukraine trong cuộc trao đổi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/3, trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky nhận định.

Nga tiếp nhận “lập trường rõ ràng” từ Ukraine, cho rằng đàm phán “mang tính xây dựng”

Nga tiếp nhận “lập trường rõ ràng” từ Ukraine, cho rằng đàm phán “mang tính xây dựng”

VOV.VN - Phái đoàn đàm phán Nga đã hiểu được "lập trường rõ ràng" từ phía Ukraine trong cuộc trao đổi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/3, trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky nhận định.

Cung cấp vũ khí thiếu kiểm soát cho Ukraine có thể gây ra đe dọa cho Châu Âu
Cung cấp vũ khí thiếu kiểm soát cho Ukraine có thể gây ra đe dọa cho Châu Âu

VOV.VN - Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cảnh báo rằng, việc cung cấp vũ khí thiếu kiểm soát cho Ukraine có thể gây ra mối đe dọa cho chính châu Âu.

Cung cấp vũ khí thiếu kiểm soát cho Ukraine có thể gây ra đe dọa cho Châu Âu

Cung cấp vũ khí thiếu kiểm soát cho Ukraine có thể gây ra đe dọa cho Châu Âu

VOV.VN - Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cảnh báo rằng, việc cung cấp vũ khí thiếu kiểm soát cho Ukraine có thể gây ra mối đe dọa cho chính châu Âu.