Tên lửa tái sử dụng của Trung Quốc thử nghiệm thất bại

VOV.VN - Tên lửa tái sử dụng cỡ lớn Thiên Long-3 do một công ty tên lửa tư nhân của Trung Quốc nghiên cứu và phát triển đã thất bại trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 30/6 và rơi xuống vùng núi ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Space Pioneer (Công ty công nghệ Thiên Binh Bắc Kinh), đơn vị thử nghiệm tên lửa, cho biết công ty đã tiến hành phóng thử tên lửa Thiên Long-3 tại một trung tâm thử nghiệm ở thành phố Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam vào ngày 30/6.

Vào khoảng 15 giờ 43 cùng ngày, động cơ tên lửa khai hỏa theo kế hoạch, tuy nhiên sai sót về kết cấu đã khiến tên lửa tách khỏi giàn phóng và lao lên, sau đó rơi xuống vùng núi cách nơi thử nghiệm khoảng 1,5km và làm một số khu vực xung quanh bốc cháy. Tuy nhiên, khu vực này nằm trong “vùng an toàn”.

Cục Quản lý khẩn cấp thành phố Củng Nghĩa cho biết, khu vực an toàn nằm sâu trong núi và cách xa khu dân cư. Ngọn lửa đã được dập tắt hoàn toàn và không có thương vong nào về người xảy ra.

Theo giới thiệu của Space Pioneer, Thiên Long-3 là phương tiện phóng chất lỏng cỡ lớn được công ty này thiết kế để xây dựng chòm sao Internet vệ tinh của Trung Quốc, tính năng sản phẩm tương đương với Falcon 9 của SpaceX. Đây là tên lửa tái sử dụng, có thể giúp giảm đáng kể chi phí thực hiện các sứ mệnh phóng.

Theo kế hoạch ban đầu, sau khi chuyến bay đầu tiên thành công, Thiên Long-3 sẽ chính thức bước vào giai đoạn phóng thương mại hàng loạt vào nửa cuối năm 2024 và sau đó sẽ có khả năng cung cấp dịch vụ phóng thương mại với hơn 30 lần phóng mỗi năm.

Hồi tháng 4/2023, Space Pioneer từng phóng tên lửa nhiên liệu lỏng Thiên Long-2, trở thành công ty tư nhân đầu tiên của Trung Quốc phóng tên lửa nhiên liệu lỏng lên không gian.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng công nghệ “lái thông minh” cho tên lửa đẩy
Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng công nghệ “lái thông minh” cho tên lửa đẩy

VOV.VN - Tên lửa đẩy Trường Chinh 6C của Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên vào ngày 7/5. Tên lửa này lần đầu tiên sử dụng công nghệ điều khiển tăng cường tự thích ứng (ACC) trong lĩnh vực tên lửa đẩy của Trung Quốc.

Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng công nghệ “lái thông minh” cho tên lửa đẩy

Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng công nghệ “lái thông minh” cho tên lửa đẩy

VOV.VN - Tên lửa đẩy Trường Chinh 6C của Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên vào ngày 7/5. Tên lửa này lần đầu tiên sử dụng công nghệ điều khiển tăng cường tự thích ứng (ACC) trong lĩnh vực tên lửa đẩy của Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ phóng tên lửa tái sử dụng thế hệ mới lần đầu vào năm 2025
Trung Quốc sẽ phóng tên lửa tái sử dụng thế hệ mới lần đầu vào năm 2025

VOV.VN - Tập đoàn Khoa học Công nghệ Hàng không Trung Quốc (CASC), gã khổng lồ và nhà thầu vũ trụ hàng đầu nước này, đang đẩy nhanh phát triển tên lửa có thể tái sử dụng đường kính 4 mét và 5 mét. Hai mẫu mới này dự kiến được phóng lần đầu vào năm 2025 và 2026.

Trung Quốc sẽ phóng tên lửa tái sử dụng thế hệ mới lần đầu vào năm 2025

Trung Quốc sẽ phóng tên lửa tái sử dụng thế hệ mới lần đầu vào năm 2025

VOV.VN - Tập đoàn Khoa học Công nghệ Hàng không Trung Quốc (CASC), gã khổng lồ và nhà thầu vũ trụ hàng đầu nước này, đang đẩy nhanh phát triển tên lửa có thể tái sử dụng đường kính 4 mét và 5 mét. Hai mẫu mới này dự kiến được phóng lần đầu vào năm 2025 và 2026.

Cựu lãnh đạo cơ quan nghiên cứu tên lửa Trung Quốc bị loại khỏi Chính hiệp
Cựu lãnh đạo cơ quan nghiên cứu tên lửa Trung Quốc bị loại khỏi Chính hiệp

VOV.VN - Tiếp theo 3 lãnh đạo doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu, lại thêm một lãnh đạo cấp cao khác của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc bị xóa bỏ tư cách ủy viên Chính hiệp toàn quốc - cơ quan cố vấn chính trị của nước này. 

Cựu lãnh đạo cơ quan nghiên cứu tên lửa Trung Quốc bị loại khỏi Chính hiệp

Cựu lãnh đạo cơ quan nghiên cứu tên lửa Trung Quốc bị loại khỏi Chính hiệp

VOV.VN - Tiếp theo 3 lãnh đạo doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu, lại thêm một lãnh đạo cấp cao khác của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc bị xóa bỏ tư cách ủy viên Chính hiệp toàn quốc - cơ quan cố vấn chính trị của nước này.