Thủ tướng New Zealand Hipkins: Mối quan hệ với Trung Quốc là phức tạp nhất

VOV.VN - Hôm nay (7/7), Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins có bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại của nước này. Trong đó, Thủ tướng Hipkins khẳng định nước này chọn cách tiếp cận “cởi mở và trung thực” trong quan hệ với Trung Quốc. 

Trước khi lên đường đến Litva với tư cách là khách mời tham gia Hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins đã có bài phát biểu trước quốc hội nước này về chính sách đối ngoại.

Trong diễn văn đó, Thủ tướng Chris Hipkins khẳng định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều thách và toàn cầu có nhiều yếu tố bất định, chính sách đối ngoại của New Zealand sẽ tập trung vào phục hồi kinh tế, vào các thị trường của nước này.

Thủ tướng Chris Hipkins cho hay Australia là đồng minh thân thiết, Mỹ là đối tác lâu dài và Trung Quốc là mối quan hệ phức tạp nhất của nước này.

Thủ tướng Hipkins cho biết Trung Quốc vừa là đối tác thương mại lớn nhất, là điểm đến của 1/4 lượng hàng hóa xuất khẩu của New Zealand và là nơi cung cấp nguồn khách du lịch và sinh viên quốc tế quan trọng song giữa hai nước cũng tồn tại các khác biệt.

Tuy vậy, ông Hipkins nói, New Zealand không vì thế mà bỏ qua các khác biệt, nước này chọn cách thảo luận “cởi mở và trung thực” với Trung Quốc về những khác biệt này.

“Rõ ràng New Zealand và Trung Quốc có quan điểm khác nhau trong một số vấn đề. Hai nước không chia sẻ các giá trị truyền thống về dân chủ như giữa New Zealand với Australia, Anh và Mỹ. Quan điểm khác nhau trong vấn đề nhân quyền là một lĩnh vực mà hai nước không có tiếng nói chung. Và trong vấn đề toàn cầu, chúng ta bày tỏ sự lo ngại về sự quyết đoán của Trung Quốc trong một loạt các vấn đề. Tuy vậy New Zealand có quyền lựa chọn và chính phủ New Zealand đã lựa chọn cách thức tham gia cởi mở và trung thực”.

Thủ tướng Chris Hipkins cũng cho biết sẽ tiếp tục tập trung các nỗ lực cải thiện quan hệ với Thái Bình Dương, trong đó biến đổi khí hậu là một nội dung trọng tâm.

Với khu vực Đông Nam Á, Thủ tướng Chris Hipkins cho rằng, việc củng cố quan hệ với khu vực này có vai trò quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của New Zealand.

Thủ tướng Chris Hipkins cho biết: Chính phủ nước này sẽ tiếp tục thực thi “chính sách đối ngoại độc lập” song điều này không có nghĩa là New Zealand sẽ “trung lập” và “không phải là người ngoài cuộc”, New Zealand “có lộ trình riêng của mình và sẽ đưa ra quyết định dựa trên lợi ích quốc gia”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

New Zealand, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại
New Zealand, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại

VOV.VN - Thủ tướng New Zealand Chris Hipskin đang ở thăm Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trong đó tập trung vào trao đổi thương mại và du lịch. Tại đây, Thủ tướng New Zealand khẳng định, quan hệ với Trung Quốc giúp nước này phục hồi kinh tế sau đại dịch.

New Zealand, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại

New Zealand, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại

VOV.VN - Thủ tướng New Zealand Chris Hipskin đang ở thăm Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trong đó tập trung vào trao đổi thương mại và du lịch. Tại đây, Thủ tướng New Zealand khẳng định, quan hệ với Trung Quốc giúp nước này phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Tranh luận ở New Zealand về lệnh cấm thực phẩm biến đổi gen
Tranh luận ở New Zealand về lệnh cấm thực phẩm biến đổi gen

VOV.VN - New Zealand là một trong số ít các quốc gia trên thế giới gần như cấm thực phẩm biến đổi gen, tuy nhiên gần đây dư luận tại nước này dấy lên cuộc tranh luận về việc thu hồi lệnh cấm này.

Tranh luận ở New Zealand về lệnh cấm thực phẩm biến đổi gen

Tranh luận ở New Zealand về lệnh cấm thực phẩm biến đổi gen

VOV.VN - New Zealand là một trong số ít các quốc gia trên thế giới gần như cấm thực phẩm biến đổi gen, tuy nhiên gần đây dư luận tại nước này dấy lên cuộc tranh luận về việc thu hồi lệnh cấm này.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ
Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga
Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…