Thủ tướng Romania: Schengen vẫn là mục tiêu chiến lược quốc gia trong thời gian tới

VOV.VN - Thủ tướng Romania Nicolae Ciuca ngày 8/12 cho biết, gia nhập Schengen vẫn là một "mục tiêu chiến lược quốc gia" và gọi Áo là "cứng nhắc" sau khi nước này bỏ phiếu phản đối sự gia nhập của Romania.

Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu tại cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ EU tại Brussels, ông Ciuca cho rằng, về cơ bản quyết định của Áo dựa trên những số liệu sai đã được Romania chứng minh. Thậm chí ông Ciuca gọi lập trường của Áo là quá cứng nhắc.

Sự phản đối của Áo chỉ mới nổi lên trong những tuần gần đây, dựa trên một dòng người xin tị nạn mới qua tuyến đường Tây Balkan, điều mà Romania cho rằng, nó đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, ông Ciuca cho biết, việc gia nhập Schengen vẫn là mục tiêu chiến lược của Romania.

Trong một bình luận liên quan, Tổng thống Romania Klaus Iohannis cho rằng, sự thiếu đồng thuận trong Hội đồng Tư pháp và Nội vụ về việc Romania gia nhập Schengen là vô cùng bất công đối với đất nước và công dân Romania.

Theo ông Iohannis, Romania xứng đáng được thông qua, bởi dựa theo đánh giá gần đây của các quốc gia thành viên và các tổ chức châu Âu, Romania đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối. Việc Áo bỏ phiếu phản đối tại cuộc họp sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự thống nhất và gắn kết của châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh địa chính trị hiện nay.

Kết quả bỏ phiếu được coi là một thất bại chính trị cho cả Romania và Bulgaria. Bởi hai quốc gia phía Đông Nam này đã gia nhập EU trước Croatia nhiều năm. Tuy nhiên, Croatia lại là ứng viên nhận được số phiếu tuyệt đối 26/26 thành viên. Trong khi đó, Romania và Bulgaria chỉ nhận được 24/26 phiếu (ngoại trừ Áo và Hà Lan).

Trên thực tế, Romania có thể nhận được 25/26 phiếu (ngoại trừ Áo). Tuy nhiên, do việc bỏ phiếu chỉ được chia làm 2 đợt. Một đợt dành cho Croatia và một đợt dành cho cả Romania và Bulgaria. Sau cuộc bỏ phiếu, đại diện của Hà Lan xác nhận, nước này chỉ phản đối Bungari, nhưng do Romania cùng nằm trong 1 lá phiếu, buộc Hà Lan phải bỏ phiếu phản đối cả hai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Croatia sẽ gia nhập Khu vực Schengen từ đầu năm 2023
Croatia sẽ gia nhập Khu vực Schengen từ đầu năm 2023

VOV.VN - Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp của các quốc gia EU và Schengen, Croatia đã chính thức được bỏ phiếu cho phép gia nhập khu vực Schengen của châu Âu từ tháng 1 tới, tuy nhiên Bulgaria và Romania không được thông qua do Áo phủ quyết vì lí do liên quan đến người di cư.

Croatia sẽ gia nhập Khu vực Schengen từ đầu năm 2023

Croatia sẽ gia nhập Khu vực Schengen từ đầu năm 2023

VOV.VN - Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp của các quốc gia EU và Schengen, Croatia đã chính thức được bỏ phiếu cho phép gia nhập khu vực Schengen của châu Âu từ tháng 1 tới, tuy nhiên Bulgaria và Romania không được thông qua do Áo phủ quyết vì lí do liên quan đến người di cư.

Cơ hội nào để Bungary gia nhập vào Schengen?
Cơ hội nào để Bungary gia nhập vào Schengen?

VOV.VN - Cơ hội gia nhập khu vực Schengen của Bungary đang trở nên mong manh sau khi Chính phủ Hà Lan mới đây tuyên bố quyết định, sẽ ngăn chặn việc tiếp nhận Bungary vào khu vực này trong cuộc họp sắp tới.

Cơ hội nào để Bungary gia nhập vào Schengen?

Cơ hội nào để Bungary gia nhập vào Schengen?

VOV.VN - Cơ hội gia nhập khu vực Schengen của Bungary đang trở nên mong manh sau khi Chính phủ Hà Lan mới đây tuyên bố quyết định, sẽ ngăn chặn việc tiếp nhận Bungary vào khu vực này trong cuộc họp sắp tới.

Ủy ban châu Âu kêu gọi sớm kết nạp Croatia, Romania và Bulgaria vào Schengen
Ủy ban châu Âu kêu gọi sớm kết nạp Croatia, Romania và Bulgaria vào Schengen

VOV.VN - Ủy ban châu Âu (EU) đã kêu gọi chính phủ của các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu không nên để chậm trễ trong quyết định phê duyệt việc mở rộng khu vực Schengen bao gồm Croatia, Romania và Bulgaria.

Ủy ban châu Âu kêu gọi sớm kết nạp Croatia, Romania và Bulgaria vào Schengen

Ủy ban châu Âu kêu gọi sớm kết nạp Croatia, Romania và Bulgaria vào Schengen

VOV.VN - Ủy ban châu Âu (EU) đã kêu gọi chính phủ của các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu không nên để chậm trễ trong quyết định phê duyệt việc mở rộng khu vực Schengen bao gồm Croatia, Romania và Bulgaria.