Tranh cử tại Australia: Nóng bỏng chủ đề Trung Quốc và Thái Bình Dương

VOV.VN - Chính sách đối ngoại liên quan đến Trung Quốc và Thái Bình Dương đang dần trở thành đề tài tranh cử nóng bỏng trong cuộc vận động tranh cử trước ngày bầu cử Quốc hội 21/5 tại Australia.

Hôm nay (26/4), Công đảng đối lập tại nước này đã công bố chiến lược Thái Bình Dương để cử tri có thể hiểu hơn về đường lối đối ngoại nếu đảng này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Và ngay lập tức, đảng Tự do cũng đã có phản hồi trước đề xuất mới này.

Kể từ khi Trung Quốc thông báo về việc ký thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon vào tuần trước khiến Australia, Mỹ và New Zealand lo ngại có thể mở đường cho việc Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại quần đảo này, nơi chỉ cách Australia chưa đầy 2000km, chính sách đối ngoại, mà cụ thể là nỗ lực làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương đã trở thành đề tài được các ứng cử viên giữa hai đảng Tự do và Công đảng đối lập thảo luận sôi nổi.

Sau khi cáo buộc chính quyền liên đảng giữa Tự do và Quốc gia lơ là trong việc đẩy mạnh quan hệ với các quốc đảo Thái Bình Dương và thất bại trong chính sách với quần đảo Solomon, hôm nay Công đảng đối lập công bố chiến lược Thái Bình Dương. Theo đó, nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, Công đảng sẽ đầu tư 525 triệu AUD để tăng cường viện trợ cho các quốc đảo Thái Bình Dương vào các lĩnh vực như tăng cường năng lực an ninh, xây dựng cơ sở hạ tầng và ứng phó với biến đổi khí hậu....

Nghị sỹ Penny Wong, người phụ trách chính sách đối ngoại của Công đảng khẳng định sẽ giành mọi nguồn lực để thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Thái Bình Dương: “Chúng tôi hiểu rằng khu vực đang được định hình lại. Chúng tôi cũng biết rằng ưu tiên của chính phủ là bảo vệ đất nước và điều này có nghĩa là chúng ta phải bảo vệ khu vực của mình, chúng ta cần phải xây dựng gia đình Thái Bình Dương vững mạnh hơn. Vì vậy nếu thắng cử, chính phủ do ông Albanese dẫn đầu sẽ khôi phục lại vị trí của Australia là đối tác được các nước Thái Bình Dương tin tưởng. Chúng tôi sẽ sử dụng mọi cách thức và nguồn lực về quốc phòng, chiến lược, ngoại giao và kinh tế để đạt được mục tiêu này”.

Đáp trả tuyên bố này, Thủ tướng Scott Morrison, lãnh đạo Đảng Tự do cho rằng chiến lược của Công đảng không có gì mới so với những gì mà chính phủ hiện nay đang làm ngoài việc công bố tài trợ cho tổ hợp truyền thông ABC trong việc thúc đẩy thông tin tới khu vực. Ngoại trưởng Australia Marise Payne thuộc đảng Tự do cho biết, số tiền mà Australia cam kết viện trợ cho khu vực này nhiều hơn rất nhiều so với số tiền viện trợ mà Công đảng đưa ra ngày hôm nay: đó là 1,85 tỷ AUD trong năm tài chính này và cùng với số tiền hỗ trợ cho trong lĩnh vực kinh tế, y tế, an ninh, cảnh sát, tổng số tiền mà Australia viện trợ cho khu vực lên đến 2,7 tỷ AUD trong năm tài chính này.

Mặc dù chính phủ Australia cam kết viện trợ rất nhiều cho khu vực song Ngoại trưởng Marise Payne nhận định quan điểm cho rằng viện trợ là cách thức có thể chấm dứt tham vọng của Trung Quốc trong khu vực là sự thiếu hiểu biết về bức tranh toàn cảnh khu vực:.

Bà Payne nói: “Công đảng nhắc đi nhắc lại rằng, tăng cường viện trợ phát triển có thể chấm dứt nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại khu vực Thái Bình Dương. Tôi cho rằng điều này thể hiện việc không nhìn nhận đúng về bối cảnh chiến lược khu vực. Thách thức này sẽ không biến mất.”

Ngoài vấn đề này, truyền thông Australia trong những ngày qua cũng lật lại một số tuyên bố về Trung Quốc của ông Richard Marles, một nghị sỹ có nhiều ảnh hưởng của Công đảng cho rằng, Australia không nên lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như Australia không nên can dự trong vấn về Biển Đông. Truyền thông Australia còn trích dẫn tuyên bố của nghị sỹ Richard Marles cho hay Australia không nên can thiệp vào việc các quốc đảo Thái Bình Dương tăng cường quan hệ với Trung Quốc.

Trước đó, trong cuộc thăm dò dư luận của tổ hợp truyền thông ABC, 3 đề tài mà các cử tri quan tâm nhất trong cuộc bầu cử lần này tại Australia đó chính là biến đổi khí hậu, giá cả sinh hoạt và kinh tế, tài chính. Tuy vậy, với những cuộc tranh luận liên tiếp trong những ngày gần đây thì có thể thấy chủ đề đang được lái sang chính sách đối ngoại, vấn đề vốn được coi là điểm mạnh của chính quyền liên đảng giữa đảng Tự do và Quốc gia. Mặc dù chưa rõ chính sách đối ngoại có thể trở thành mối quan tâm lớn của các cử tri Australia hay không song rõ ràng vào thời điểm chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội, các cử tri Australia đang có nhiều cơ hội để hiểu hơn về chính sách của các đảng phái trước khi quyết định lá phiếu của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Australia: Căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Solomon là lằn ranh đỏ
Thủ tướng Australia: Căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Solomon là lằn ranh đỏ

VOV.VN - Australia khẳng định, việc Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại quần đảo Solomon  là lằn ranh đỏ đối với nước này.

Thủ tướng Australia: Căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Solomon là lằn ranh đỏ

Thủ tướng Australia: Căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Solomon là lằn ranh đỏ

VOV.VN - Australia khẳng định, việc Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại quần đảo Solomon  là lằn ranh đỏ đối với nước này.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon
Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Chuyên gia Australia: Trung Quốc sẽ nhanh chóng hiện diện quân sự tại Solomon
Chuyên gia Australia: Trung Quốc sẽ nhanh chóng hiện diện quân sự tại Solomon

VOV.VN -  Sau khi Trung Quốc thông báo về việc đã ký thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon, Australia lo ngại Trung Quốc sẽ nhanh chóng thực hiện thỏa thuận này và đưa lực lượng đến Solomon, nơi chỉ cách Australia chưa đầy 2.000 km.

Chuyên gia Australia: Trung Quốc sẽ nhanh chóng hiện diện quân sự tại Solomon

Chuyên gia Australia: Trung Quốc sẽ nhanh chóng hiện diện quân sự tại Solomon

VOV.VN -  Sau khi Trung Quốc thông báo về việc đã ký thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon, Australia lo ngại Trung Quốc sẽ nhanh chóng thực hiện thỏa thuận này và đưa lực lượng đến Solomon, nơi chỉ cách Australia chưa đầy 2.000 km.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy
Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

VOV.VN - Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đan cài phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, theo hướng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau hơn người ta vẫn tưởng.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

VOV.VN - Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đan cài phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, theo hướng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau hơn người ta vẫn tưởng.

Trung Quốc bị tố theo dõi tình báo đối với hải quân Australia
Trung Quốc bị tố theo dõi tình báo đối với hải quân Australia

VOV.VN - Căng thẳng chính trị và tình báo giữa Trung Quốc và Australia giờ đã lan sang cả lĩnh vực an ninh của các dự án hải quân Australia.

Trung Quốc bị tố theo dõi tình báo đối với hải quân Australia

Trung Quốc bị tố theo dõi tình báo đối với hải quân Australia

VOV.VN - Căng thẳng chính trị và tình báo giữa Trung Quốc và Australia giờ đã lan sang cả lĩnh vực an ninh của các dự án hải quân Australia.

Trung Quốc phủ nhận "khát khao xây căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon"
Trung Quốc phủ nhận "khát khao xây căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon"

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 25/4 khẳng định, các tuyên bố cho rằng “Trung Quốc khát khao xây dựng một căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon trong thỏa thuận an ninh song phương mới ký kết” là thông tin sai lệch.

Trung Quốc phủ nhận "khát khao xây căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon"

Trung Quốc phủ nhận "khát khao xây căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon"

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 25/4 khẳng định, các tuyên bố cho rằng “Trung Quốc khát khao xây dựng một căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon trong thỏa thuận an ninh song phương mới ký kết” là thông tin sai lệch.

NATO sẽ đưa “mối đe dọa từ Trung Quốc” vào chiến lược của khối
NATO sẽ đưa “mối đe dọa từ Trung Quốc” vào chiến lược của khối

VOV.VN - Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Anh Telgraph được đăng tải mới đây, Tổng thư ký khối quân sự NATO Jens Stoltenberg đã tiết lộ rằng lần đầu tiên “mối đe dọa từ Trung Quốc” sẽ được khắc vào “khái niệm chiến lược” của NATO, tức văn bản chiến lược chính thức của tổ chức này.

NATO sẽ đưa “mối đe dọa từ Trung Quốc” vào chiến lược của khối

NATO sẽ đưa “mối đe dọa từ Trung Quốc” vào chiến lược của khối

VOV.VN - Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Anh Telgraph được đăng tải mới đây, Tổng thư ký khối quân sự NATO Jens Stoltenberg đã tiết lộ rằng lần đầu tiên “mối đe dọa từ Trung Quốc” sẽ được khắc vào “khái niệm chiến lược” của NATO, tức văn bản chiến lược chính thức của tổ chức này.

Doanh nghiệp vũ khí Mỹ thu lợi lớn từ cuộc chiến Nga-Ukraine và sự lo ngại Trung Quốc
Doanh nghiệp vũ khí Mỹ thu lợi lớn từ cuộc chiến Nga-Ukraine và sự lo ngại Trung Quốc

VOV.VN - Chiến tranh, như cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, gây ra tổn thất và khổ đau cho rất nhiều bên. Nhưng với nhiều công ty lớn sản xuất vũ khí tại Mỹ, đây lại là cơ hội gia tăng lợi nhuận đáng kể. Phóng đại các mối đe dọa quân sự cũng giúp họ kiếm thêm nhiều tiền.

Doanh nghiệp vũ khí Mỹ thu lợi lớn từ cuộc chiến Nga-Ukraine và sự lo ngại Trung Quốc

Doanh nghiệp vũ khí Mỹ thu lợi lớn từ cuộc chiến Nga-Ukraine và sự lo ngại Trung Quốc

VOV.VN - Chiến tranh, như cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, gây ra tổn thất và khổ đau cho rất nhiều bên. Nhưng với nhiều công ty lớn sản xuất vũ khí tại Mỹ, đây lại là cơ hội gia tăng lợi nhuận đáng kể. Phóng đại các mối đe dọa quân sự cũng giúp họ kiếm thêm nhiều tiền.