Trung Quốc thông qua bộ luật quan hệ đối ngoại đầu tiên

VOV.VN - Hôm qua (28/6), Quốc hội Trung Quốc thông qua “Luật Quan hệ đối ngoại” - bộ luật đầu tiên trong lĩnh vực này và được đánh giá là nhằm khắc phục những “kẽ hở pháp luật” về đối ngoại trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với những thách thức mới trong quan hệ đối ngoại. 

“Luật Quan hệ đối ngoại” được biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7.

Bộ luật có 6 chương 45 điều, trình bày một cách toàn diện tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc tôn chỉ và mục tiêu nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, đồng thời đưa ra các quy định cụ thể về phân chia quyền hạn, cơ chế và quy tắc phát triển quan hệ đối ngoại của nước này.

Trong một bài viết đăng trên Nhân dân Nhật báo ngày 29/6, ông Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: Luật Quan hệ đối ngoại là bộ luật cơ bản liên quan đến đối ngoại đầu tiên đưa ra các quy định tổng thể về phát triển quan hệ đối ngoại kể từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tập trung vào phương châm chính sách, nguyên tắc lập trường và hệ thống thể chế của các hoạt động đối ngoại nước này. Bộ luật được ban hành là một dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến đối ngoại của Trung Quốc.

Ông Vương Nghị cho biết: Bộ luật được ra đời trong bối cảnh thế giới có những thay đổi to lớn, cán cân quyền lực quốc tế điều chỉnh sâu sắc, cấu trúc và trật tự quốc tế diễn biến phức tạp. Sự phát triển của Trung Quốc đang đối mặt với tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, vai trò của xây dựng pháp quyền trong phát triển quan hệ đối ngoại và bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng trở nên nổi bật. Bộ luật này ra đời là nhằm “cung cấp các đảm bảo pháp lý để bảo vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích phát triển” cho Trung Quốc.

Ông Vương Nghị nhấn mạnh: “Việc ban hành Luật Quan hệ đối ngoại là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia”, bởi sự phát triển của Trung Quốc đã bước vào thời kỳ mà cơ hội chiến lược và nguy cơ, thách thức cùng tồn tại, các yếu tố bất định, khó lường ngày càng gia tăng. Trước những thách thức gay gắt, nước này cần “dám đấu tranh, giỏi đấu tranh, trong đó có sử dụng tốt vũ khí pháp quyền”, không ngừng làm phong phú và hoàn thiện “hộp công cụ” pháp lý, phát huy triệt để vai trò tích cực của pháp luật với tư cách là “nhân tố ổn định” trật tự quốc tế.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã phải chịu các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng của Mỹ trong hàng loạt vấn đề như công nghệ cao, Tân Cương, Hong Kong cũng như cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia nước này đánh giá, việc thông qua Luật Quan hệ đối ngoại là cột mốc quan trọng, bởi đây là bộ luật cơ bản và toàn diện đầu tiên của Trung Quốc về quan hệ đối ngoại nhằm khắc phục những “kẽ hở pháp luật” trong lĩnh vực này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiêm ngưỡng những tác phẩm sứ trắng của Trung Quốc
Chiêm ngưỡng những tác phẩm sứ trắng của Trung Quốc

VOV.VN - Gốm sứ Trung Quốc đã có bề dày lịch sử lên tới hàng chục nghìn năm. Ngoài Cảnh Đức Trấn, Tuyền Châu (Phúc Kiến) cũng là nơi có những những lò gốm nức tiếng không chỉ ở Trung Quốc, mà còn trên thế giới.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm sứ trắng của Trung Quốc

Chiêm ngưỡng những tác phẩm sứ trắng của Trung Quốc

VOV.VN - Gốm sứ Trung Quốc đã có bề dày lịch sử lên tới hàng chục nghìn năm. Ngoài Cảnh Đức Trấn, Tuyền Châu (Phúc Kiến) cũng là nơi có những những lò gốm nức tiếng không chỉ ở Trung Quốc, mà còn trên thế giới.

New Zealand, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại
New Zealand, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại

VOV.VN - Thủ tướng New Zealand Chris Hipskin đang ở thăm Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trong đó tập trung vào trao đổi thương mại và du lịch. Tại đây, Thủ tướng New Zealand khẳng định, quan hệ với Trung Quốc giúp nước này phục hồi kinh tế sau đại dịch.

New Zealand, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại

New Zealand, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại

VOV.VN - Thủ tướng New Zealand Chris Hipskin đang ở thăm Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trong đó tập trung vào trao đổi thương mại và du lịch. Tại đây, Thủ tướng New Zealand khẳng định, quan hệ với Trung Quốc giúp nước này phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Các nghị sỹ Cộng hòa kêu gọi Mỹ từ bỏ thỏa thuận hợp tác khoa học với Trung Quốc
Các nghị sỹ Cộng hòa kêu gọi Mỹ từ bỏ thỏa thuận hợp tác khoa học với Trung Quốc

VOV.VN - Các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa ngày 27/6 đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ không gia hạn thỏa thuận hợp tác khoa học giữa Mỹ và Trung Quốc sau nhiều năm được thực hiện.

Các nghị sỹ Cộng hòa kêu gọi Mỹ từ bỏ thỏa thuận hợp tác khoa học với Trung Quốc

Các nghị sỹ Cộng hòa kêu gọi Mỹ từ bỏ thỏa thuận hợp tác khoa học với Trung Quốc

VOV.VN - Các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa ngày 27/6 đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ không gia hạn thỏa thuận hợp tác khoa học giữa Mỹ và Trung Quốc sau nhiều năm được thực hiện.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ
Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga
Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc
Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

VOV.VN - Mới đây Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Phản gián. Trước động thái này, Mỹ bày tỏ băn khoăn hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

VOV.VN - Mới đây Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Phản gián. Trước động thái này, Mỹ bày tỏ băn khoăn hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.