Ủy ban châu Âu khuyến nghị các nước thành viên dừng trợ giá năng lượng

VOV.VN - Uỷ ban châu Âu (EC) hôm qua (24/5) đã khuyến nghị các quốc gia thành viên dừng các chương trình trợ giá năng lượng nhờ triển vọng kinh tế tích cực cũng như tránh gánh nặng về thâm hụt ngân sách tăng cao kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Trong báo cáo về định hướng chính sách trong 6 tháng cuối năm 2023 công bố ngày 24/5, Uỷ ban châu Âu - EC nhận định nền kinh tế châu Âu đầu năm 2023 đã thể hiện sức chống chịu tốt hơn dự báo dù vẫn còn nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng suy giảm và lạm phát vẫn ở mức cao.

 Theo EC, giá năng lượng đang có xu hướng giảm dần, những căng thẳng về nguồn cung năng lượng tại châu Âu đã tạm thời đã được giải quyết cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường lao động đã giúp nền kinh tế châu Âu và khu vực đồng euro lần lượt đạt mức tăng trưởng dương 0,3% và 0,1% trong quý I/2023, đẩy lùi những lo ngại về suy thoái kinh tế.

EC cũng dự báo kinh tế EU sẽ đạt mức tăng trưởng 1% trong năm 2023 và 1,7% trong năm 2024, trong khi khu vực đồng euro cũng sẽ tăng lần lượt 1,1% năm 2023 và 1,6% năm 2024.   

Phát biểu tại phiên họp báo, Uỷ viên phụ trách Kinh tế của EC ông Paolo Gentiloni khuyến nghị các nước thành viên dừng các chương trình hỗ trợ giá năng lượng vào cuối năm 2023 hoặc chỉ áp dụng với những hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương để tránh gia tăng mức thâm hụt ngân sách công.

“Biện pháp chủ chốt là cần giảm dần các chính sách hỗ trợ tổng thể trong lĩnh vực năng lượng. Và dù mức thâm hụt ngân sách và nợ công đã giảm so với GDP nhưng chúng ta cần thi hành chính sách thuế khoá thận trọng hơn”.  

Ủy viên phụ trách Kinh tế của EC ông Paolo Gentiloni cũng cảnh báo hơn một nửa quốc gia thành viên EU có mức thâm hụt ngân sách công vượt quá ngưỡng 3% mà EC đặt ra, trong đó có các nền kinh tế chủ chốt như Đức, Pháp, Tây Ban Nha hay nợ cộng đặc biệt cao tại Italy và Hy Lạp.

Ông Paolo Gentiloni cho biết EC đã huỷ bỏ quyết định đình chỉ quy định trần thâm hụt ngân sách công được áp dụng từ khi dịch bệnh Covid-19 vào cuối năm 2024 và các quốc gia thành viên cần đưa tình trạng tài chính về ngưỡng an toàn.

Tuy nhiên, EC đang thương thảo về một khuôn khổ mới để vừa đảm bảo duy trì mức đầu tư công vừa giúp giảm thâm hụt ngân sách và nợ công trước các nguy cơ địa chính trị thế giới, nhất là diễn biến giá năng lượng do tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Pháp Macron thăm Mông Cổ thúc đẩy hợp tác năng lượng
Tổng thống Pháp Macron thăm Mông Cổ thúc đẩy hợp tác năng lượng

VOV.VN - Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron ngày 21/5 đã có chuyến thăm nhanh vài giờ đồng hồ tới Mông Cổ để thúc đẩy quan hệ hợp tác về năng lượng, nhất là năng lượng hạt nhân để đảm bảo đa dạng hoá nguồn cung.

Tổng thống Pháp Macron thăm Mông Cổ thúc đẩy hợp tác năng lượng

Tổng thống Pháp Macron thăm Mông Cổ thúc đẩy hợp tác năng lượng

VOV.VN - Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron ngày 21/5 đã có chuyến thăm nhanh vài giờ đồng hồ tới Mông Cổ để thúc đẩy quan hệ hợp tác về năng lượng, nhất là năng lượng hạt nhân để đảm bảo đa dạng hoá nguồn cung.

Ba Lan tăng cường bảo vệ quân sự cơ sở hạ tầng năng lượng ở Baltic
Ba Lan tăng cường bảo vệ quân sự cơ sở hạ tầng năng lượng ở Baltic

VOV.VN - Chính phủ Ba Lan vừa thông qua dự thảo luật cho phép quân đội Ba Lan đáp trả các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng dưới biển, bao gồm cả đường ống dẫn khí tự nhiên chiến lược ở Baltic.

Ba Lan tăng cường bảo vệ quân sự cơ sở hạ tầng năng lượng ở Baltic

Ba Lan tăng cường bảo vệ quân sự cơ sở hạ tầng năng lượng ở Baltic

VOV.VN - Chính phủ Ba Lan vừa thông qua dự thảo luật cho phép quân đội Ba Lan đáp trả các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng dưới biển, bao gồm cả đường ống dẫn khí tự nhiên chiến lược ở Baltic.

Châu Âu với tham vọng biến Biển Bắc thành trung tâm năng lượng xanh lớn nhất thế giới
Châu Âu với tham vọng biến Biển Bắc thành trung tâm năng lượng xanh lớn nhất thế giới

VOV.VN - Các lãnh đạo châu Âu giờ đây tuyệt nhiên không muốn miếng bánh to nhất trong đại dự án 800 tỷ euro xây dựng nền tảng năng lượng xanh cho châu Âu lại rơi vào tay các công ty đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc hay Mỹ.

Châu Âu với tham vọng biến Biển Bắc thành trung tâm năng lượng xanh lớn nhất thế giới

Châu Âu với tham vọng biến Biển Bắc thành trung tâm năng lượng xanh lớn nhất thế giới

VOV.VN - Các lãnh đạo châu Âu giờ đây tuyệt nhiên không muốn miếng bánh to nhất trong đại dự án 800 tỷ euro xây dựng nền tảng năng lượng xanh cho châu Âu lại rơi vào tay các công ty đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc hay Mỹ.