Nhận định chứng khoán 26/10: Nhà đầu tư nên thận trọng, hạn chế mua đuổi

VOV.VN - Thị trường chứng khoán có thể sẽ còn tiếp tục đi ngang quanh mức 1.100 điểm của chỉ số VN-Index trong những phiên tới. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng trở lại nên các nhà đầu tư cần hạn chế mua mới trong giai đoạn này.

Khả năng chỉ số giảm qua 1.100 điểm

Trong phiên giao dịch 25/10, VN-Index đầu phiên tiếp tục tăng điểm lên vùng giá quanh 1.110 điểm với thanh khoản có cải thiện trong đầu phiên sáng, sau đó, thanh khoản giảm và áp lực bán ngắn hạn gia tăng dần trong phiên chiều, thanh khoản gia tăng mạnh hơn khi điều chỉnh. Kết phiên giao dịch ngày 25/10, VN-Index giảm 4,24 điểm (-0,38%) về mức 1.101,66 điểm. HNX-Index giảm 1,88 điểm (-0,82%) về 227,01 điểm. Độ rộng trên 2 sàn niêm yết nghiêng về tiêu cực khí có 366 mã giảm giá (9 mã giảm sàn), 255 mã tăng giá (9 mã tăng trần) và 167 mã giữ giá tham chiếu. Thanh khoản trên hai sàn tiếp tục ở mức thấp khi có 12.628,28 tỷ đồng được giao dịch, tăng 7,68% so với phiên trước, dưới mức trung bình, cho thấy mức độ phục hồi vẫn kém tích cực, nhiều mã chịu áp lực bán mạnh khi kết quả kinh doanh kém tích cực.

Các cổ phiếu bất động sản sau nhiều phiên phục hồi mạnh trong vùng quá bán và với thông tin Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 993 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu NHNN thúc đẩy tín dụng cho bất động sản, đã chịu áp lực bán chốt lời ngắn hạn khi đa số điều chỉnh trong phiên chiều như: CEO (-3,81%), DXG (-3,11%), NBB (-3,00%), NLG (-2,56%)... ngoài các mã tăng giá khá tích cực như: TDC (+6,51%), VIC (+2,88%), PGR (+2,10%), NVL (+1,47%).

Trong khi đó, các cổ phiếu phân bón với kết quả kinh doanh không như kỳ vọng và chịu áp lực bán mạnh của khối ngoại có diễn biến kém tích cực như: DCM (-5,52%), BFC (-3,34%), DPM (-3,16%)... hóa chất với CSV (-5,57%), DGC (-0,67%)… Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán sau khi phục hồi nhẹ trong phiên trước, đa số tiếp tục có diễn biến kém tích cực, chịu áp lực điều chỉnh khi thanh khoản thị trường ở mức thấp và rủi ro tỉ lệ dư nợ magrin cao. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến kém tích cực, đa số điều chỉnh nhẹ, thanh khoản ở mức thấp như: PGB (-3,03%), CTG (-1,69%), OCB (-1,54%), STB (-1,50%), BID (-1,33%)... ngoài các mã tăng giá nhẹ với LBP (+0,68%), SSB (+0,39%), MSB (+0,38%)...

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), xu hướng ngắn hạn của thị trường không thay đổi khi việc VN-Index giữ được ngưỡng hỗ trợ 1.100 điểm vẫn mở ra hy vọng hình thành đáy W, tuy nhiên, động lực phục hồi không thực sự mạnh khiến cho khả năng chỉ số giảm qua 1.100 điểm và kiểm định các ngưỡng thấp hơn là rủi ro hiện hữu.

Xu hướng trung hạn của thị trường duy trì đang trong giai đoạn tìm kiếm vùng cân bằng mới và tích lũy trở lại sau khi đã kết thúc uptrend và quá trình này dự kiến sẽ cần nhiều thời gian. Quá trình hình thành nền mới trong trường hợp tích cực là vùng 1.100 điểm - 1.250 điểm, trong kịch bản xấu hơn là vùng tích lũy 1.000 điểm - 1.100 điểm trước đó.

“Thị trường chưa xác nhận rõ ràng xu hướng ngắn hạn, do vậy, nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục theo dõi trong các phiên tới và chỉ nên giải ngân với tỷ trọng thấp nếu VN-Index phục hồi và xác nhận mô hình đáy W. Nhà đầu tư trung, dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại”, chuyên gia của SHS nêu quan điểm.

Nhà đầu tư nên thận trọng, hạn chế mua đuổi

Còn theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), thị trường tiếp tục trạng thái giằng co với các phiên tăng giảm đan xen, khi dòng tiền lớn vẫn chưa có động thái tham gia trở lại khi chưa xác định được dòng dẫn sóng. Tuy nhiên, VN-Index đang dần xác định được điểm cân bằng mới quanh vùng 1.100 điểm.

“Nhà đầu tư nên thận trọng, tiếp tục giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình, hạn chế mua đuổi và chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn”, chuyên gia của ASEANSC lưu ý.

Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ còn tiếp tục đi ngang quanh mức 1.100 điểm của chỉ số VN-Index trong những phiên tới. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng trở lại cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế mua mới trong giai đoạn này. Kịch bản đi ngang trong những phiên tới được đánh giá cao khi thị trường đang bước vào mùa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2023, dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong giai đoạn này và thanh khoản có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp. Điểm sáng là nhóm cổ phiếu bất động sản có dấu hiệu tích cực trong hai phiên giao dịch vừa qua, nhưng nhóm cổ phiếu này vẫn chỉ đang trong giai đoạn hồi phục ngắn hạn.

“Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, trong ngắn hạn, các nhà đầu tư có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp”, chuyên gia của YSVN khuyến nghị.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhận định chứng khoán 25/10: Rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng
Nhận định chứng khoán 25/10: Rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng

VOV.VN - Thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại và chỉ số VN-Index có thể sẽ chưa thể vượt mức đường trung bình 200 trong ngắn hạn. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng và lực cầu ngắn hạn vẫn ở mức thấp tại các mức giá cao nên các nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và chưa nên vội mua mới trong giai đoạn này.

Nhận định chứng khoán 25/10: Rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng

Nhận định chứng khoán 25/10: Rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng

VOV.VN - Thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại và chỉ số VN-Index có thể sẽ chưa thể vượt mức đường trung bình 200 trong ngắn hạn. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng và lực cầu ngắn hạn vẫn ở mức thấp tại các mức giá cao nên các nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và chưa nên vội mua mới trong giai đoạn này.

Nhận định chứng khoán 24/10: Nhà đầu tư nên hạn chế mua mới
Nhận định chứng khoán 24/10: Nhà đầu tư nên hạn chế mua mới

VOV.VN - Chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục biến động quanh mức 1.100 điểm trong phiên hôm nay 24/10. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực nếu đà giảm tiếp tục trong phiên hôm nay và chỉ số VN-Index giảm dưới mức hỗ trợ 1.100 điểm nên các nhà đầu tư cũng nên hạn chế mua mới trong giai đoạn này.

Nhận định chứng khoán 24/10: Nhà đầu tư nên hạn chế mua mới

Nhận định chứng khoán 24/10: Nhà đầu tư nên hạn chế mua mới

VOV.VN - Chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục biến động quanh mức 1.100 điểm trong phiên hôm nay 24/10. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực nếu đà giảm tiếp tục trong phiên hôm nay và chỉ số VN-Index giảm dưới mức hỗ trợ 1.100 điểm nên các nhà đầu tư cũng nên hạn chế mua mới trong giai đoạn này.

Nhận định chứng khoán 23/10: Vị thế mua thăm dò đang có lợi thế
Nhận định chứng khoán 23/10: Vị thế mua thăm dò đang có lợi thế

VOV.VN - Thị trường chứng khoán vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn và các chỉ báo kỹ thuật có dấu hiệu hồi phục từ quá bán, nếu nhịp hồi phục tiếp tục diễn ra trong vài phiên tới với khối lượng giao dịch tăng dần thì xác suất hình thành vùng đáy quanh vùng 1.100 điểm của chỉ số VN-Index được đánh giá cao.

Nhận định chứng khoán 23/10: Vị thế mua thăm dò đang có lợi thế

Nhận định chứng khoán 23/10: Vị thế mua thăm dò đang có lợi thế

VOV.VN - Thị trường chứng khoán vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn và các chỉ báo kỹ thuật có dấu hiệu hồi phục từ quá bán, nếu nhịp hồi phục tiếp tục diễn ra trong vài phiên tới với khối lượng giao dịch tăng dần thì xác suất hình thành vùng đáy quanh vùng 1.100 điểm của chỉ số VN-Index được đánh giá cao.