Gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc La Ha

VOV.VN - Dân tộc La Ha ở tỉnh Sơn La tuy dân số không nhiều, nhưng lại chứa đựng nền văn hóa truyền thống rất đa dạng và đặc sắc. Những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền địa phương tỉnh Sơn La luôn quan tâm, cùng đồng bào chú ý gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa đó.

Thực hiện mục tiêu "Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống", được xác định tại nội dung "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, là người uy tín của bản, ông Lò Văn Siêng, dân tộc La Ha ở bản Tát Ướt, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chú trọng tuyên truyền để con cháu và bà con dân bản chú ý bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Cá nhân ông suốt thời gian qua đã không ngừng tìm tòi, dày công nghiên cứu, phục dựng các lễ hội truyền thống, trang phục, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình như: Lễ hội Pang A, điệu múa Hưn Mạy, Tăng Bu… với mong muốn truyền dạy để bà con người La Ha thêm tự hào, biết quý trọng các nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ông Lò Văn Siêng nói: "Tôi luôn dẫn dắt các con, các cháu mình đừng để mai một bản sắc của dân tộc mình, cái nào nên làm như làm nương rẫy, ma chay, nét đặc trưng như tiếng nói không bao giờ bỏ được. Tôi cũng luôn vận động bà con và các cháu theo phong tục của dân tộc mình; động viên các con, các cháu chưa hiểu chỗ nào thì tìm hiểu và mình sẽ hướng dẫn để con cháu hiểu rõ".

Huyện Thuận Châu hiện có trên 560 hộ với hơn 2.500 nhân khẩu người dân tộc La Ha sinh sống, tập trung ở 3 xã Nong Lay, Chiềng La và Liệp Tè. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào La Ha, cấp uỷ, chính quyền huyện Thuận Châu đã tích cực phối hợp với các sở, ngành quan tâm phục dựng các lễ hội, trang phục, tiếng nói, gắn với phát triển tiềm năng du lịch.

Theo đó, nhiều câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ với đủ thành phần, lứa tuổi trong đồng bào La Ha đã được thành lập tại cơ sở, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Mới đây nhất là Câu lạc bộ gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc La Ha ở xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu.

Chị Tòng Thị Thởi, phó chủ nhiệm CLB gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc La Ha ở bản Hiên, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu chia sẻ: "Tôi cảm thấy tự hào khi mình là người dân tộc La Ha; tôi rất yêu dân tộc mình, có trang phục riêng, tiếng nói riêng. Tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và lưu giữ những nét văn hóa riêng khác của dân tộc mình để truyền dạy cho thế hệ về sau này".

Triển khai Dự án “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”, từ đầu năm đến nay, huyện Thuận Châu đã phê duyệt danh sách và nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất của gần 560 hộ dân tộc La Ha; thành lập các đoàn công tác đi thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế các hộ này. Bên cạnh đó là đầu tư xây dựng hơn 10 công trình cơ sở hạ tầng tại các bản có đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống; Phối hợp với các đơn vị, các nhà tài trợ và huy động nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng các công trình văn hoá trên địa bàn.

Đơn cử như công trình nhà văn hóa cộng đồng cho dân tộc La Ha tại bản Hiên, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu được khởi công xây dựng từ tháng 3/2023, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Ông Đinh Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Thuận Châu cho biết: Công trình được thiết kế hiện đại với tổng diện tích hơn 200 mét vuông, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc La Ha, là nơi để đồng bào 7 bản dân tộc La Ha trong khu vực sinh hoạt văn hóa, tăng cường sự đoàn kết và là địa chỉ để lực lượng thanh niên tình nguyện tổ chức các chương trình, hoạt động cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Đinh Mạnh Hùng nói: "Nhà văn hóa  dân tộc La Ha được khánh thành có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc La Ha; là không gian để nhân dân La Ha được sinh hoạt cộng đồng, trưng bày các sản phẩm, sản vật của dân tộc; đồng thời, cũng là nơi để nghiên cứu, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc La Ha".

Nỗ lực của từng cá nhân, các tổ chức và cấp uỷ, chính quyền địa phương ở Thuận Châu đã, đang góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc nói chung, dân tộc La Ha nói riêng. Đồng thời góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhất là đồng bào ít người.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người cao tuổi với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu
Người cao tuổi với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu

VOV.VN - Bằng nhiều phương cách khác nhau, các già làng, người uy tín và những bậc cao niên vùng đồng bào Cơ Tu đã không ngừng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Không chỉ vậy, họ còn góp phần làm cho các giá trị văn hóa ấy ngày càng phong phú, sinh động.

Người cao tuổi với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu

Người cao tuổi với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu

VOV.VN - Bằng nhiều phương cách khác nhau, các già làng, người uy tín và những bậc cao niên vùng đồng bào Cơ Tu đã không ngừng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Không chỉ vậy, họ còn góp phần làm cho các giá trị văn hóa ấy ngày càng phong phú, sinh động.

Giao thoa văn hoá giữa trang phục truyền thống Việt Nam và Nhật Bản
Giao thoa văn hoá giữa trang phục truyền thống Việt Nam và Nhật Bản

VOV.VN - Sự kiện “Sắc thu Việt – Nhật” trình diễn và giao lưu bộ sưu tập Áo dài Việt Nam và Kimono Nhật Bản đã diễn ra chiều nay (12/10) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Giao thoa văn hoá giữa trang phục truyền thống Việt Nam và Nhật Bản

Giao thoa văn hoá giữa trang phục truyền thống Việt Nam và Nhật Bản

VOV.VN - Sự kiện “Sắc thu Việt – Nhật” trình diễn và giao lưu bộ sưu tập Áo dài Việt Nam và Kimono Nhật Bản đã diễn ra chiều nay (12/10) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa Êđê thông qua các lớp truyền dạy
Gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa Êđê thông qua các lớp truyền dạy

VOV.VN - Từ giữa năm nay, Đắk Lắk đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc tại chỗ. Bên cạnh các lớp dạy về âm nhạc cồng chiêng, hát múa dân gian như mọi năm, Đăk Lăk còn mở các lớp truyền dạy diễn xướng sử thi, lời nói vần, thu hút hưởng ứng của người dân ở các buôn làng.

Gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa Êđê thông qua các lớp truyền dạy

Gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa Êđê thông qua các lớp truyền dạy

VOV.VN - Từ giữa năm nay, Đắk Lắk đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc tại chỗ. Bên cạnh các lớp dạy về âm nhạc cồng chiêng, hát múa dân gian như mọi năm, Đăk Lăk còn mở các lớp truyền dạy diễn xướng sử thi, lời nói vần, thu hút hưởng ứng của người dân ở các buôn làng.