Hơn 1.000 nghệ nhân ở Tây Nguyên biểu diễn cồng chiêng ngoài phố

VOV.VN - Chiều nay 11/11, trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2023”, hơn 1.000 nghệ nhân đến từ các địa phương của 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố, thu hút sự quan tâm, thích thú theo dõi của đông đảo người dân và du khách.

Triển khai nội dung "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" được xác định trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2023”, trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2023”, hơn 1.000 nghệ nhân được chia làm hai đoàn để diễu hành các tuyến phố chính của thành phố Pleiku như Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi và quay về Quảng trường Đại Đoàn Kết. Tại những nơi đi qua, tiếng cồng chiêng âm vang, trầm bổng lan ra khắp không gian, điệu xoang nhịp nhàng, uyển chuyển nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cả ngàn người dân, du khách tình cờ ngang qua. Tạo ấn tượng đẹp đối với du khách và người dân về giá trị nghệ thuật của không gian văn hóa cồng chiêng. Không khí rộn ràng, tiếng cồng chiêng vang vọng khắp các tuyến đường bởi các nghệ nhân hăng say biểu diễn.

Theo nghệ nhân Đinh Thị Khắp, nghệ nhân làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, các bài diễn đều được mọi người tập luyện kỹ lưỡng, chuẩn bị chu đáo nên không có sai sót xảy ra: “Đây là lần thứ hai tôi được tham gia diễn đường phố, rất mong muốn truyền đạt những nét đẹp văn hóa cồng chiêng của người Ba Na nói riêng và của các dân tộc khác nói chung. Tự hào và vinh dự khi được tham gia Festival và được diễn tại đường phố thì chị em rất là phấn khởi, vui vẻ, được truyền văn hóa của mình đến tất cả bà con để mọi người thấy được nét đẹp văn hóa của người Ba Na và văn hóa cồng chiêng rất là quan trọng”.

Đưa cồng chiêng từ các ngôi làng ra phố, gần hơn với công chúng cũng là cách mà các tỉnh Tây Nguyên hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thông qua lễ hội sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi để giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết, hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân các dân tộc trong tỉnh Gia Lai và cộng đồng các dân tộc đang sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên.

Chị Ksor Hương, là người trở về thăm quê sau nhiều năm xa cách xúc động, nói: “Riêng hôm nay chứng kiến lễ hội bản thân tôi rất vui, hạnh phúc và vinh dự, tự hào khi văn hóa của dân tộc mình được quảng bá một cách rộng rãi, được khách du lịch biết đến. Mong sau này nét đẹp truyền thống văn hóa này sẽ tiếp tục được quảng bá và thế giới sẽ biết nhiều hơn về quê hương Gia Lai của tôi. Mong muốn hoạt động này sẽ diễn ra nhiều hơn để quảng bá hình ảnh, nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
Tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

VOV.VN - Nằm trong chuỗi sự kiện “ Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023”, sáng 11/11 tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, hơn 1000 nghệ nhân của 21 đoàn đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã ra mắt, tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang đến trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn cho du khách gần xa khi tới phố núi Pleiku.

Tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

VOV.VN - Nằm trong chuỗi sự kiện “ Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023”, sáng 11/11 tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, hơn 1000 nghệ nhân của 21 đoàn đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã ra mắt, tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang đến trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn cho du khách gần xa khi tới phố núi Pleiku.

Tưng bừng Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Kạn
Tưng bừng Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Kạn

VOV.VN - Tối 11/10, Ngày hội Văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Kạn lần thứ II, năm 2023 đã khai mạc với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân đến từ các địa phương trong tỉnh.

Tưng bừng Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Kạn

Tưng bừng Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Kạn

VOV.VN - Tối 11/10, Ngày hội Văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Kạn lần thứ II, năm 2023 đã khai mạc với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân đến từ các địa phương trong tỉnh.

Bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của phụ nữ dân tộc
Bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của phụ nữ dân tộc

VOV.VN - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa khai mạc sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm”. Đây là dịp kể câu chuyện bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của một số dân tộc, từ đó tôn vinh sự tài khéo của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của phụ nữ dân tộc

Bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của phụ nữ dân tộc

VOV.VN - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa khai mạc sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm”. Đây là dịp kể câu chuyện bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của một số dân tộc, từ đó tôn vinh sự tài khéo của phụ nữ dân tộc thiểu số.