Mãn nhãn với chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” bên sông Sài Gòn

VOV.VN - Chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” như một lời tri ân các bậc tiền hiền đã khai hoang mở cõi, lớp lớp cư dân đã đến ngụ cư, lao động, đấu tranh để kiến tạo, trao truyền những di sản của dòng sông cho các thế hệ mai sau.

Tối nay (6/8), người dân TP.HCM và du khách trong nước, quốc tế đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” hoành tráng và hấp dẫn chưa từng có ngay trên sông Sài Gòn.

Tham dự chương trình có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Trung ương, TP.HCM và các địa phương cùng hơn 5.000 người dân và du khách.

Phát biểu tại chương trình nghệ thuật, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định, sông và kênh rạch không chỉ góp phần kiến tạo dáng hình, diện mạo của Sài Gòn - Gia Định – TP.HCM mà còn mang theo dòng chảy, sự đa dạng về văn hóa để hợp lưu và tiếp biến thành bản sắc văn hóa Nam Bộ, hình thành tính cách hào sảng, phóng khoáng, cởi mở, lạc quan, khát khao vươn ra biển lớn của người dân TP.HCM.

Chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” ngay tại Cảng Sài Gòn, bên dòng sông Sài Gòn như một bản tổng phổ về thiên nhiên, con người của vùng đất được dòng sông dáng cung đàn ôm trọn vào lòng. Chương trình như một lời tri ân các bậc tiền hiền đã khai hoang mở cõi, lớp lớp cư dân đã đến ngụ cư, lao động, đấu tranh để kiến tạo, trao truyền những di sản của dòng sông cho các thế hệ mai sau.

Chương trình cũng là lời chào của TP.HCM - một đô thị sông nước hiền hòa, sống động, trẻ trung, cởi mở và không ngừng sáng tạo, hướng tới tương lai. Chương trình mang thông điệp của thành phố anh hùng, giàu nội lực, bản lĩnh và sẵn sàng hợp tác để cùng bạn bè năm châu tìm hướng phát triển kinh tế dịch vụ trên sông, ven sông, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế từ tài nguyên sông, biển.

Trong suốt gần 2 giờ đồng hồ, chương trình đã đưa khán giả du ngoạn theo thời gian và không gian, khám phá lịch sử hơn 300 năm của Sài Gòn – Gia Định - Chợ Lớn – TP.HCM.

Sân khấu thực cảnh quy mô được bố trí với ba lớp lang. Tiền cảnh là sân khấu trên bờ, trung cảnh là không gian sông nước cho tàu thuyền lưu thông và hậu cảnh là sân khấu nổi trên sông. Bối cảnh này được thực hiện với  gần 700 diễn viên, nghệ nhân cùng các đạo cụ, tái hiện không gian văn hóa của từng thời kỳ qua 5 chương: Khẩn hoang - Xây thành - Trên bến dưới thuyền - Thương cảng phồn vinh - Rực rỡ Thành phố bên sông gắn liền với những nét đặc sắc Nam bộ.

Bà Lê Hải Yến, Tổng Đạo diễn chương trình nghệ thuật “Dòng sông Kể chuyện” cũng cho biết, hai khó khăn trong quá trình thực hiện là yếu tố thời tiết và thời gian thay đổi con nước vì với đặc thù của sông Sài Gòn là 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Từ đó phải tính toán lộ trình lưu thông cho một lượng tàu thuyền rất lớn từ loại nhỏ nhất đến to và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

“Sau tất cả 5 chương, chúng ta thấy những đẹp về lịch sử, văn hoá, những tinh hoa trong lịch sử văn hóa, những giá trị về kiến trúc, những sự kế thừa của các thế hệ tiền nhân. Nhưng tất cả hội chung lại ở tiết mục cuối đó là con người, đó là tình người, một thành phố của tình yêu, một thành phố, của những nụ cười. Những người nông dân, những người lao động, những người ở vị trí bình thường nhất hay những người ở vị trí cao cấp nhất họ luôn nở nụ cười, kể cả trước khó khăn hay bất cứ điều gì. Tôi nghĩ đó chính là những đặc trưng mà chúng ta đã tạo ra được một thành phố rất tươi đẹp bởi tính cách của chính con người nơi đây”, bà Yến nói.

Chị Hồng Hạnh (Quận 4, TP.HCM) là khán giả được xem trực tiếp chương trình tại Cảng Sài Gòn hào hứng chia sẻ vinh dự khi là 1 trong những khán giả đầu tiên được xem chương trình “Dòng sông kể chuyện”. “Mình chỉ là một người dân sống ở đây nhưng khi xem thấy như được xem chính câu chuyện của chính nơi mình sinh ra, lớn lên và có cảm giác rất tự hào. Đây là chương trình được đầu tư rất hoành tráng về hình ảnh, âm thanh, ánh sáng cũng như sự nhiệt huyết của diễn viên mang đến. Nếu coi đây là sản phẩm du lịch thật sự rất xứng đáng”, chị Hạnh bày tỏ.

Đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam, câu chuyện lịch sử của Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM được tái hiện lại bên một dòng sông, dòng chảy lịch sử hàng trăm năm – sông Sài Gòn. Chương trình cũng được được kỳ vọng sẽ trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, “Một signature show - Must see show” của du khách khi đến với TP.HCM.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đón xem chương trình chính luận nghệ thuật "Mạnh giàu từ biển quê hương"
Đón xem chương trình chính luận nghệ thuật "Mạnh giàu từ biển quê hương"

VOV.VN - Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do VOV phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào ngày 12/8 tới.

Đón xem chương trình chính luận nghệ thuật "Mạnh giàu từ biển quê hương"

Đón xem chương trình chính luận nghệ thuật "Mạnh giàu từ biển quê hương"

VOV.VN - Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do VOV phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào ngày 12/8 tới.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bản hùng ca bất diệt"
Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bản hùng ca bất diệt"

VOV.VN - Khác với những năm trước, "Bản hùng ca bất diệt" năm 2023 là chương trình đầu tiên mà Bộ VHTTDL tổ chức cầu truyền hình trực tiếp tại hai điểm cầu linh thiêng của đất nước đó là nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) và nghĩa trang liệt sĩ A1 (Điện Biên).

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bản hùng ca bất diệt"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bản hùng ca bất diệt"

VOV.VN - Khác với những năm trước, "Bản hùng ca bất diệt" năm 2023 là chương trình đầu tiên mà Bộ VHTTDL tổ chức cầu truyền hình trực tiếp tại hai điểm cầu linh thiêng của đất nước đó là nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) và nghĩa trang liệt sĩ A1 (Điện Biên).

Chủ tịch nước dự Chương trình nghệ thuật tưởng nhớ Tổng Bí thư Lê Duẩn
Chủ tịch nước dự Chương trình nghệ thuật tưởng nhớ Tổng Bí thư Lê Duẩn

Tối 9/7, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt tưởng nhớ Tổng Bí thư Lê Duẩn, do Đoàn Văn công Quân khu 7 phối hợp với Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông sen tổ chức, nhân kỷ niệm 37 năm Ngày mất của Tổng Bí thư Lê Duẩn (10/7/1986 - 10/7/2023). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Chương trình.

Chủ tịch nước dự Chương trình nghệ thuật tưởng nhớ Tổng Bí thư Lê Duẩn

Chủ tịch nước dự Chương trình nghệ thuật tưởng nhớ Tổng Bí thư Lê Duẩn

Tối 9/7, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt tưởng nhớ Tổng Bí thư Lê Duẩn, do Đoàn Văn công Quân khu 7 phối hợp với Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông sen tổ chức, nhân kỷ niệm 37 năm Ngày mất của Tổng Bí thư Lê Duẩn (10/7/1986 - 10/7/2023). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Chương trình.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 47 năm ngày thành phố mang tên Bác
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 47 năm ngày thành phố mang tên Bác

VOV.VN - Tối nay (2/7), UBND TP.HCM - Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 325 năm thành lập thành phố Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698-2023) và Kỷ niệm 47 năm ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/7/1976 – 2/7/2023).

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 47 năm ngày thành phố mang tên Bác

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 47 năm ngày thành phố mang tên Bác

VOV.VN - Tối nay (2/7), UBND TP.HCM - Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 325 năm thành lập thành phố Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698-2023) và Kỷ niệm 47 năm ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/7/1976 – 2/7/2023).

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 112 năm ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 112 năm ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước

VOV.VN - Các tiết mục văn nghệ đặc sắc đã tái hiện hành trình bôn ba của Bác Hồ ở nước ngoài, cho đến khi trở về nước chiến đấu, đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 112 năm ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 112 năm ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước

VOV.VN - Các tiết mục văn nghệ đặc sắc đã tái hiện hành trình bôn ba của Bác Hồ ở nước ngoài, cho đến khi trở về nước chiến đấu, đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.