40 năm trước Tiếng nói Việt Nam phát đi từ Côn Minh

VOV.VN -Chuyện kể lại của một nhân chứng khi quay trở lại thăm nơi “sơ tán” của Đài thời kháng chiến

1. Dù muộn cũng đợi…

Cơn siêu bão giữa tháng 8 đổ bộ vào Quảng Đông, Trung Quốc giam chân chúng tôi suốt 3 tiếng đồng hồ ở sân bay Quảng Châu. Đến 20h chúng tôi mới đến Côn Minh, thủ phủ của miền cao nguyên Vân Nam. Các bạn ở Đài Phát thanh Truyền hình Vân Nam chờ sẵn ở sân bay. Chiếc xe dịch vụ đặc biệt ra tận chân cầu thang máy bay đón đoàn về thẳng phòng khách VIP của Đài đặt sẵn ở đây.

Anh Quan Vạn Nguyên nói tiếng Việt rất giỏi, bày tỏ: “Giám đốc giục chúng tôi đến phòng chờ từ đầu giờ chiều. Nào ngờ máy bay đến chậm. Một giờ… hai giờ… rồi ba giờ. Từ cơ quan, giám đốc điện bảo: chậm mấy cũng chờ… dù muộn cũng phải đợi. Bây giờ các anh các chị đến thật rồi. Mừng quá.”

Đoàn công tác VOV thăm Đài PT-TH Vân Nam 



Anh Nguyễn Tiến Long, Chánh Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam, trưởng đoàn công tác nở nụ cười thật tươi trên gương mặt vừa trải qua chặng đường dài đầy mệt mỏi, lo âu: “Đoàn chúng tôi đến cốt là để gặp, cảm ơn các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là các bác đã từng giúp Việt Nam phát sóng cách đây 40 năm, nên cũng rất nóng lòng hội ngộ. Vậy là mưa bão không cản được tâm nguyện của chúng ta.”

Chiều hôm sau trong phòng khách của Đài Phát thanh và Truyền hình Vân Nam, chúng tôi đã ngồi trước mặt 6 vị cán bộ, nhân viên của Đài đã từng cùng sống, cùng làm việc với 100 cán bộ, nhân viên Đài TNVN trong gần năm rưỡi của 40 năm về trước.

Ông Dương Chiêu, tuổi ngoài 70, nhưng cao, to, khỏe, giọng sang sảng như thời còn trai trẻ kể lại: ngày ấy Cục Phát thanh cho gấp rút thành lập tổ công tác mang tên “71 – 3”, nghĩa là tháng 1 năm 1973 để giúp Đài TNVN phát sóng tại Côn Minh. Đây được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đích thân Thủ tướng Chu Ân Lai giao cho Đài PTTH Vân Nam với ý nghĩa súc tích là: Việt Nam cần gì, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ. Ông Dương Chiêu được chọn phụ trách tổ Công tác đặc biệt này. Ông khoanh tay trước ngực rồi mở rộng hai bàn bay to bè: “Thật tình, nhiệm vụ đến với tôi bất ngờ quá. Tôi tự hỏi: Sao khẩn trương làm vậy?”

Nghe giọng nói dứt khoát, nhìn gương mặt suy tư của ông, tôi nghĩ về những dòng hồi ức lịch sử.

Đoàn công tác VOV gặp gỡ  6 vị cán bộ, nhân viên của Đài Vân Nam đã từng cùng sống, cùng làm việc với Đài VOV 40 năm về trước 


2. Từ “58” đến “59”

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ gây ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, tung máy bay của Hạm đội 7 từ ngoài khơi Việt Nam ném bom, bắn phá Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Nhờ tinh thần cảnh giác cao, không để cho Tổ quốc bị bất ngờ trước mọi tình huống, quân dân ta đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái ngay từ trận đầu. Từ đó người ta thường gọi tắt là “vụ mùng 5 tháng 8”, hay “58”

Vài ngày sau đó, Chính phủ họp phiên đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Văn Đồng bàn về phòng không sơ tán, bảo vệ nhân dân và đề nghị Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa giúp ta mọi mặt chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Trong giờ nghỉ giải lao, Tổng Biên tập Trần Lâm tranh thủ gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng trình bày vắn tắt kế hoạch của Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị là trong bất cứ tình huống nào cũng phải bảo đảm tiếng nói của Đảng, Chính phủ, Nhân dân được liên tục, thông suốt. Một trong 3 điểm quan trọng của kế hoạch phát sóng thời chiến là: đề nghị Chính phủ Trung Quốc cho mượn một sóng trung có công suất lớn để thay thế đài Mễ Trì khi cần thiết. Cụ thể là đề nghị mượn sóng của Đài phát thanh Côn Minh trên cao nguyên Vân Nam cao 1.500m, tỏa sóng xuống Việt Nam rất tốt. Chỉ trong mươi phút, những đề nghị của Đài Tiếng nói Việt Nam được Thủ tướng đồng ý và chỉ thị cho các bộ, ngành liên quan cùng thực hiện.

Năm 1965, nghị đinh được ký kết giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Vân Nam (Trung Quốc), Văn bản ký kết đã có, bạn đã sẵn sàng, nhưng chờ mãi mà chưa được lệnh bấm nút tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam. Có người băn khoăn, lãnh đạo Đài Vân Nam giải thích là chúng ta đã sẵn sàng giúp Việt Nam đánh Mỹ thì chúng ta cũng biết sẵn sàng chờ đợi.

Rạng sáng ngày 19 tháng 12 năm 1972, đài phát sóng Mễ Trì bị bom Mỹ hủy diệt, sóng trung 297m bị ngưng 9 phút. Chín phút bóp nghẹt triệu triệu con tim dân Việt. Sau đó phát thanh được khôi phục bằng những đài dự phòng.

Sáng ngày 24/12/1972, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoàng Văn Tiến cùng Phó Tổng Biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Văn Nhất, phụ trách kỹ thuật tiếp đại sứ Trung Quốc tại Bộ Ngoại giao. Ta đề nghị và bạn đồng ý ngay là 12h trưa hôm ấy Đài Côn Minh bắt đầu tiếp sóng Đài TNVN bằng sóng trung có công suất 500 kw và một sóng ngắn 50 kw.

Một vấn đề kỹ thuật chưa lường hết phát sinh là sóng ngắn từ Việt Nam phát sang cho đài Côn Minh tiếp âm thường bị nhiễu, chất lượng kém. Tiếng qua tiếp âm nghe to, nhưng không rõ. Đứng trước tình thế ấy, Lãnh đạo Đài TNVN thông qua con đường ngoại giao đề nghị gửi sang Côn Minh 100 cán bộ, biên tập viên biên soạn tại chỗ các chương trình thời sự, đối nội, đối ngoại, văn nghệ, không qua tiếp âm. Côn Minh nhận tin bài từ Hà Nội qua mooc, tê-lêch, âm thanh qua phô ni. Các chương trình văn nghệ, âm nhạc in băng hoàn chỉnh từ Hà Nội chuyển đến Côn Minh bằng ô tô và xe lửa. Bạn sẵn sàng tiếp nhận, giúp đỡ.

Trong thời gian ngắn, đoàn công tác đặc biệt được thành lập lấy tên là “Đoàn 59” do ông Lê Quý, phó Tổng biên tập Đài TNVN làm trưởng đoàn, ông Thái Bảo Trưởng ban biên tập Đối Nội và Nguyễn Văn Thu, Trưởng ban biên tập Đối Ngoại làm phó trưởng đoàn. Đầu tháng 1 năm 1973 đoàn đáp xe lửa liên vận đến Côn Minh an toàn, đầy đủ.

Đại biểu 2 đài chụp ảnh lưu niệm

3. Hoạn nạn, vui buồn có nhau.

Thời ấy, Trung Quốc sau Cách mạng Văn hóa, khó khăn, phức tạp chất chồng, nhưng tình nghĩa với Việt Nam vẫn không thay đổi. Ban lãnh đạo và anh chị em Đài phát thanh Vân Nam xuống tận Hà Khẩu đón đoàn “59”. Đoàn tàu lượn cheo leo qua vách núi, qua cửa kính thấy lòng vực sâu hoắm. Có đoạn đầu tàu như ghé sát đuôi tàu rồi chui qua hầm. Không phải một hầm, hai hầm mà ngót 200 hầm xuyên núi, rồi như bò qua hai đỉnh núi chơi vơi giữa lưng chừng trời để đến ga Côn Minh, vốn là miền đất Ba Thục mà câu thơ xưa còn đọng lại; “Đường lên Ba Thục khó hơn đường lên trời.”

Suốt chặng đường ngót nửa ngàn cây số vực sâu đèo cao ấy… và suốt gần 18 tháng ăn ở, làm việc trên đất Côn Minh bạn tận tình thăm sóc, giúp đỡ anh chị em và các cháu nhỏ đi theo của Đài TNVN như anh em thân thiết trong đại gia đình. Bạn dành khách sạn Thúy Hồ vào loại tốt nhất thời ấy cho đoàn Việt Nam ở. Một ngày ăn năm bữa chính, phụ để đủ sức làm việc khẩn trương, vất vả. Bạn càng tốt, ta càng bảo nhau giữ ý để không phiền nhiều đến bạn.

Nhà báo Đình Lương kể lại: Có lần bên nhà gửi sang quả dưa hấu tươi ngon, anh em ăn xong cho vỏ vào sọt rác. Khi đổ rác, chị em tạp vụ thấy được thì hôm sau bạn chở đến cả xe tải dưa hấu đến úy lạo. Thế mới hay dân ở đâu cũng vậy, dù qua ngàn đời hay ở vạn nơi thì vẫn là dân: chân chất, hiểu nhau, thương nhau, chăm nhau từng ly, từng tý.

Một ngày hạ tuần tháng 1 năm 1973, ông Lê Tiến, phó trưởng ban biên tập Đối Ngoại và ông Trần Sinh, biên tập viên tiếng Quảng Đông đầu tiên của Đài TNVN được Tổng biên tập Trần Lâm trực tiếp trao cho hộp bìa cứng nặng khoảng 1 kg theo chuyên cơ LI- 2, hai cánh quạt cất cánh từ sân bay Gia Lâm sang Côn Minh. “Báu vật” bên trong, theo cách nói của ông Trần Lâm là 3 văn bản dự thảo Hiệp định hòa bình Pa ri bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp mà Bộ Ngoại giao đã gắn xi bảo hiểm. Lái máy bay duy nhất là trung tá Hoàng Chung, từng là bạn chiến đấu cũ của Lê Tiến ở sư đoàn 320, thời chống Pháp. Các ông Lê Quý, Thái Bảo, Nguyễn Thu ra tận sân bay Côn Minh đón đoàn và “báu vật”.

Ngày 27/1/1973, Tại Paris, Hiệp định hòa bình, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết, lệnh phát sóng toàn văn Hiệp định lên đài Quốc gia được ban ra. Ông Phạm Xuân, biên tập viên Thời sự ôm khư khư “báu vật” trong lòng, hai bên là hai hồng vệ binh ôm súng bảo vệ trên xe Hồng Kỳ, sang nhất Trung Quốc thời bấy giờ chạy một mạch hơn 30 cây số đến đài phát sóng 500kw.

Chiều tối hôm ấy, đồng bào chiến sỹ cả nước và bạn bè trên thế giới nghe rõ toàn văn Hiệp định Hòa bình Paris. Hai chữ Hòa bình có được phải trải qua ngót hai thập kỷ chiến đấu hy sinh. Có ai biết được Hiệp định Paris phát đi đầu tiên từ đài phát sóng 500kw tại Côn Minh, mái nhà Tây Nam Trung Quốc. Mấy ai thấu hiểu sự lao động miệt mài và sáng tạo của cán bộ, biên tập viên Đài TNVN ở hai đầu Hà Nội – Côn Minh trong những ngày ấy. Trong ngày vui ấy, ai cũng nhớ đến lái xe của phòng Bá âm Nguyễn Văn Hưởng đã hy sinh trên đường đưa băng từ Hà Nội lên Lào Cai để chuyển qua Côn Minh. Phải đánh đổi bằng sinh mạng để có được làn sóng phát thanh liên tục.

Nghe Hiệp định Hòa bình được phát đi, anh chị em đoàn “59” và “73-1” ôm chầm lấy nhau, miệng cười hạnh phúc mà nước mắt rơi. Nhạc sỹ Dân Huyền kể lại: “Mỗi lần dạo phố, chúng tôi thường đi qua nhà một Việt Kiều. Bà chủ nhà thường đặt một cái ghế trước cửa nhà, gần như ngồi thường trực ở đó để chờ chúng tôi đi qua và chỉ cần chào bằng tiếng Việt là bà phấn khởi lắm lắm… Bà chỉ mong có thế, miễn là được nghe tiếng mẹ đẻ từ quê hương.”

Nhạc sỹ Dân Huyền xúc động mà phác thảo nét nhạc đầu tiên của ca khúc thấm đẫm tình cảm “Lắng tiếng quê hương”. Nghe Hiệp định Hòa bình qua giọng đọc của các chị, các anh phát thanh viên trên đất Vân Nam, giai điệu “Lắng tiếng quê hương” lại vút lên trong anh như trải dài trên mọi miền quê đất Việt.

Trong bữa tiệc tiễn đoàn chúng tôi tại Nhà hàng nổi tiếng Cát Hâm Viên, ông Đinh Dũng Thắng, phó Tổng giám đốc Đài PTTH Vân Nam, phụ trách Phát thanh, các ông, các bà Dương Chiêu, Trần Đức, Chu Trương Phát, Cảnh Tân, Hồng Hiểu Xuân, Vương Ngọc Anh từng sát cánh với cán bộ, biên tập “Đoàn 59” 40 năm trước đã chuyện trò như anh em trong nhà lâu ngày gặp lại.

Vương Ngọc Anh lúc ấy mới 16 tuổi, trẻ nhất “73-1” nay đã ở tuổi 56, mới nghỉ hưu vẫn nhớ như in hôm tiễn đoàn “59” về tận Hà Khẩu. Hôm ấy, Tiểu Vương, Tiểu Lý, Tiểu Hoàng mắt đỏ hoe, rơi lệ, vì xa nhớ. Ông Đinh Dũng Thắng nhỏ nhẹ: “Kỷ niệm đẹp, càng lùi xa, càng nhớ, phải không anh?”./.                                                                          

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công an Hải Phòng cảm ơn VOV
Công an Hải Phòng cảm ơn VOV

VOV.VN -Giám đốc Công an TP Hải Hòng cảm ơn VOV sau khi đăng loạt bài phóng sự điều tra “Chuyên án Laptop đất Cảng…”.

Công an Hải Phòng cảm ơn VOV

Công an Hải Phòng cảm ơn VOV

VOV.VN -Giám đốc Công an TP Hải Hòng cảm ơn VOV sau khi đăng loạt bài phóng sự điều tra “Chuyên án Laptop đất Cảng…”.

Đài VOV và tỉnh Đồng Nai hợp tác truyền thông
Đài VOV và tỉnh Đồng Nai hợp tác truyền thông

VOV.VN -Đài VOV sẽ phổ biến rộng rãi chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước tới cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đài VOV và tỉnh Đồng Nai hợp tác truyền thông

Đài VOV và tỉnh Đồng Nai hợp tác truyền thông

VOV.VN -Đài VOV sẽ phổ biến rộng rãi chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước tới cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đoàn thanh niên VOV giao lưu cùng huyện đoàn Viêng Xay, Lào
Đoàn thanh niên VOV giao lưu cùng huyện đoàn Viêng Xay, Lào

VOV.VN -Đêm giao lưu thắm đượm tình đoàn kết sâu sắc gắn bó giữa quân dân hai bên biên giới

Đoàn thanh niên VOV giao lưu cùng huyện đoàn Viêng Xay, Lào

Đoàn thanh niên VOV giao lưu cùng huyện đoàn Viêng Xay, Lào

VOV.VN -Đêm giao lưu thắm đượm tình đoàn kết sâu sắc gắn bó giữa quân dân hai bên biên giới

Thi đua 700 ngày, 70 công trình mừng 70 năm thành lập VOV
Thi đua 700 ngày, 70 công trình mừng 70 năm thành lập VOV

VOV.VN -Kênh Giao thông quốc gia, Kênh truyền hình Quốc hội… là những công trình chào mừng 70 năm ngày thành lập VOV.

Thi đua 700 ngày, 70 công trình mừng 70 năm thành lập VOV

Thi đua 700 ngày, 70 công trình mừng 70 năm thành lập VOV

VOV.VN -Kênh Giao thông quốc gia, Kênh truyền hình Quốc hội… là những công trình chào mừng 70 năm ngày thành lập VOV.

Phát huy vai trò cơ quan của VOV tại TPHCM và Đông Nam Bộ
Phát huy vai trò cơ quan của VOV tại TPHCM và Đông Nam Bộ

VOV.VN -Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Tiến nhấn mạnh điều này trong buổi thăm và làm việc với cơ quan thường trú VOV tại TPHCM.

Phát huy vai trò cơ quan của VOV tại TPHCM và Đông Nam Bộ

Phát huy vai trò cơ quan của VOV tại TPHCM và Đông Nam Bộ

VOV.VN -Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Tiến nhấn mạnh điều này trong buổi thăm và làm việc với cơ quan thường trú VOV tại TPHCM.

Trao Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc cho cựu chức VOV
Trao Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc cho cựu chức VOV

VOV.VN -Trao tặng Kỷ niệm niệm chương “Vì sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho bà Lê Thu, cán bộ hưu trí VOV

Trao Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc cho cựu chức VOV

Trao Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc cho cựu chức VOV

VOV.VN -Trao tặng Kỷ niệm niệm chương “Vì sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho bà Lê Thu, cán bộ hưu trí VOV

VOV trao học bổng cho học sinh vùng khó khăn tỉnh Thanh Hóa
VOV trao học bổng cho học sinh vùng khó khăn tỉnh Thanh Hóa

VOV.VN - 25 suất học bổng, hơn 5.000 cuốn sách, vở… đã được đã được trao cho trường tiểu học Sơn Thủy, huyện Quan Sơn.

VOV trao học bổng cho học sinh vùng khó khăn tỉnh Thanh Hóa

VOV trao học bổng cho học sinh vùng khó khăn tỉnh Thanh Hóa

VOV.VN - 25 suất học bổng, hơn 5.000 cuốn sách, vở… đã được đã được trao cho trường tiểu học Sơn Thủy, huyện Quan Sơn.

VOV: Gần gũi, tin cậy, chính xác, thân thiết
VOV: Gần gũi, tin cậy, chính xác, thân thiết

VOV.VN - Đài TNVN sẽ luôn là một phương tiện truyền thông tin cậy, chính xác, gần gũi, thân thiết...

VOV: Gần gũi, tin cậy, chính xác, thân thiết

VOV: Gần gũi, tin cậy, chính xác, thân thiết

VOV.VN - Đài TNVN sẽ luôn là một phương tiện truyền thông tin cậy, chính xác, gần gũi, thân thiết...

Nhà báo VOV với nhiệm vụ “chống diễn biến hòa bình”
Nhà báo VOV với nhiệm vụ “chống diễn biến hòa bình”

VOV.VN - Các nhà báo cần hiểu rõ những thủ đoạn mới của các thế lực thù địch

Nhà báo VOV với nhiệm vụ “chống diễn biến hòa bình”

Nhà báo VOV với nhiệm vụ “chống diễn biến hòa bình”

VOV.VN - Các nhà báo cần hiểu rõ những thủ đoạn mới của các thế lực thù địch