Các nhà báo bàn về “chuẩn” giải Báo chí quốc gia

(VOV) - Để có những tác phẩm có chất lượng cao đòi hỏi mỗi phóng viên, biên tập viên phải tự rèn luyện, đam mê và có tâm huyết với nghề

Là những nhà báo có nhiều năm gắn bó với nghề báo, một số năm được Hội Nhà báo Việt Nam mời tham gia làm giám khảo vòng sơ tuyển thể loại phát thanh Giải Báo chí quốc gia, hai nhà báo nguyên là Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN Nguyễn Thị Kim Cúc và Lê Đình Đạo chia sẻ một vài suy nghĩ qua việc tham gia chấm vòng sơ tuyển Giải Báo chí Quốc gia cũng như những vấn đề liên quan đến nghề báo.

PV: Được mời tham gia vòng sơ tuyển Giải Báo chí Quốc gia một số năm, xin các nhà báo cho biết những tác phẩm được vào vòng chung khảo phải đạt những yêu cầu nào?

Nhà báo Kim Cúc: Qua thẩm định vòng sơ khảo thể loại phát thanh Giải Báo chí Quốc gia một số năm, tôi thấy rất rõ sự phát triển về nghề nghiệp của các nhà báo ở Đài TNVN cũng như các Đài địa phương. Đặc biệt, ở Đài TNVN năm nào cũng có những tác phẩm đạt giải cao. Những tác phẩm đạt giải cao trong lĩnh vực phát thanh, là những tác phẩm đặt ra những vấn đề mà nhân dân quan tâm, có tính phát hiện, có tầm ảnh hưởng tới đời sống-xã hội, và được thể hiện bằng một bút pháp chuyên nghiệp, có tính đặc thù.

Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN  (ảnh: Nguyễn Thìn)

Tôi nhớ là Giải Báo chí Quốc gia năm 2011 có hai giải A về thể loại tin, bài, phản ánh, phỏng vấn, tọa đàm, bình luận thì một tác phẩm thuộc về Đài TNVN. Đó là tác phẩm “Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế” của nhóm tác giả Thùy Vân, Lê Phúc, Lê Bình của Hệ Thời sự Chính trị- Tổng hợp (VOV1).

Từ thực tế này, tôi cho rằng, để có những tác phẩm báo chí có chất lượng, nhà báo phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương, cơ sở, phải chủ động, nhạy bén tìm ra những vấn đề mà xã hội quan tâm. Sắc bén trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước cũng như sắc bén trong chống những hiện tượng tiêu cực. Phát thanh vốn mang đặc trưng chuyển tải thông tin tới thính giả, nhanh và kịp thời. Vì thế đòi hỏi nhà báo phải bám sát thực tiễn sao cho các bài viết của mình mang đậm hơi thở cuộc sống, đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu của xã hội.

Nhà báo Lê Đình Đạo: Qua một số lần chấm giải báo chí quốc gia ở vòng sơ khảo, chấm ở Tiểu ban phát thanh, tôi thấy các tác phẩm ở vòng sơ khảo mà Hội đồng sơ khảo chấm để giới thiệu với Hội đồng chung khảo, có hai yếu tố để Hội đồng sơ khảo nhất trí cao: Đó là các tác phẩm đều phải chọn được những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, hay nói một cách dễ hiểu đều phải là những vấn đề thời sự ở một thời điểm nào đó trong năm.

Yếu tố thứ hai là về mặt nghiệp vụ. Ở lĩnh vực phát thanh, qua việc chấm ở vòng sơ khảo, những tác phẩm phát thanh để có thể giới thiệu được vào vòng chung khảo phải là những tác phẩm có chất nghiệp vụ phát thanh hết sức rõ nét, phải rõ ràng về mặt thể loại.

Thứ nữa là chất liệu về mặt âm thanh. Việc sử dụng tiếng động tự nhiên cũng như tiếng nói của nhân vật phải được xử lý khéo léo, nhuần nhuyễn, không quá chênh lệch về mặt âm lượng, làm sao tạo cảm giác cho thính giả nghe một cách tự nhiên nhất. Đó là các yếu tố mà tôi cho rằng, nó vừa mang tính nghiệp vụ, vừa mang yếu tố về mặt kỹ thuật.

PV: Các anh, các chị đánh giá như thế nào về mặt bằng báo chí chung của Đài TNVN so với các cơ quan báo chí khác khi tham gia Giải Báo chí Quốc gia?

Nhà báo Kim Cúc: Tôi thấy rất vui vì ở Đài TNVN hiện có một đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, từ báo nói, báo điện tử, báo hình, báo viết. Đặc biệt, có một lực lượng phóng viên trẻ rất đam mê với nghề, có khả năng về nghề nghiệp. Những tác phẩm đoạt giải cao ở các mùa giải Báo chí Quốc gia chứng minh thế mạnh của đội ngũ làm báo phát thanh, góp phần quan trọng vào việc khẳng định Đài TNVN luôn là cơ quan truyền thông có vị trí xứng đáng trong xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin, có rất nhiều phương tiện thông tin cùng cạnh tranh.

Nhà báo Lê Đình Đạo: Các tác phẩm báo chí phát thanh, khi đã vào đến vòng chung khảo, phải có 2 yếu tố chính là phải nêu được các sự kiện mà dư luận xã hội quan tâm; phải thành thạo trong việc xử lý các nghiệp vụ phát thanh để các tác phẩm đó có hiệu quả đến người nghe một cách cao nhất.

Trước đây, thường có sự chênh lệch giữa Đài TNVN với các Đài Phát thanh- Truyền hình của các địa phương. Nhưng qua 2 mùa giải gần đây (giải báo chí quốc gia năm 2011, 2012), chênh lệch trình độ của các phóng viên, biên tập viên của Đài Phát thanh-Truyền hình các địa phương được thu hẹp lại rất nhiều.

Giải báo chí 2012 mà Hội đồng Chung khảo đang xem xét, vai trò của phóng viên, biên tập viên trong các tác phẩm báo chí đã có sự tiến bộ về mặt nghề nghiệp. Hội đồng sơ khảo ở tiểu ban phát thanh đánh giá vẫn có sự chênh nhất định giữa Đài TNVN với Đài Phát thanh-Truyền hình, nhưng không nhiều như mùa giải trước đây.

PV: Các nhà báo có lời khuyên nào đối với những nhà báo muốn tham gia Giải Báo chí Quốc gia?

Nhà báo Kim Cúc: Nhà báo muốn tham gia Giải Báo chí Quốc gia đương nhiên là phải có những tác phẩm đạt chất lượng cao. Để có những tác phẩm có chất lượng cao đòi hỏi năng lực,tính phát hiện vấn đề. Để làm được điều này, mỗi phóng viên, biên tập viên phải tự rèn luyện, đam mê, có tâm huyết với nghề. Cần nâng cao kỹ năng báo chí và kiến thức cho chính mình.

Nhà báo Lê Đình Đạo (thứ 2 từ phải sang), nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN trong buổi chia sẻ kinh nghiệm với các nhà báo trẻ ở VOV (ảnh: Nguyễn Thìn)

Nhà báo Lê Đình Đạo: Giải báo chí quốc gia là một vinh dự đối với người làm báo, là một ghi nhận của Nhà nước đối với thành quả lao động của những người làm báo. Tôi cho rằng để đạt được một vị thế trong đời sống báo chí, những người làm báo nói chung, những người làm báo phát thanh nói riêng phải có hai yếu tố. Trước hết phải rèn luyện cho mình có bản lĩnh của người làm báo, phải có cách nhìn đúng bản chất sự vật, hiện tượng để chuyển tải thông tin đến công chúng. Điều đó thì tự thân mỗi người làm báo phải rèn luyện.

Khi đã nhìn ra vấn đề có tác động đến đời sống xã hội, nhà báo phải biết sử dụng nghiệp vụ báo chí của mình thể hiện ý đồ muốn chuyển tải cho công chúng. Rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, tay nghề cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với  nhà báo.

Ở báo phát thanh, ngoài yêu cầu nghiệp vụ về mặt báo chí, những người làm báo biết khai thác thế mạnh của thể loại phát thanh, âm thanh, tiếng động để chuyển tải thông tin, thông điệp đến thính giả một cách chính xác nhất.

PV: Trong khi có rất nhiều nhà báo đang dành tâm huyết cống hiến cho nghề, thì cũng có không ít người lợi dụng môi trường báo chí để làm những việc trái với đạo đức nghề báo, gây bức xúc trong xã hội, các anh, các chị có cho rằng đây là một tình trạng đáng lo ngại?  

Các nhà báo tác nghiệp (ảnh: Nguyễn Thìn)

Nhà báo Kim Cúc: Người làm báo phải hội tụ những đặc tính của nghề. Thứ nhất là phải có năng khiếu làm báo. Thứ hai là phải có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình và thứ 3 là phải có niềm đam mê. Nếu thiếu ba yếu tố đó thì khó có thể trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Đúng như bạn nói, hiện đang có rất nhiều nhà báo bằng trách nhiệm và sự đam mê của mình luôn có những tác phẩm báo chí có tác dụng tốt đối với xã hội. Tuy nhiên, cũng có một số nhà báo (số này ít thôi) đang lợi dụng nghề nghiệp của mình để làm những việc có lợi cho cá nhân mình, gây điều tiếng, ảnh hưởng không tốt tới đội ngũ những người làm báo.

Nếu ai đó nghĩ rằng làm báo là một cuộc rong chơi hoặc tìm kiếm một chỗ trú chân thì hoàn toàn sai lầm, sớm muộn cũng sẽ bị đào thải khỏi guồng máy hoạt động. Những nhà báo yêu nghề thì họ luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ với tất cả sự đam mê về nghề nghiệp.

Nhà báo Lê Đình Đạo: Theo tôi, những người làm báo nếu mượn nghề này để phục vụ cho lợi ích cá nhân thì trước sau cũng không giấu được độc giả, thính giả, khán giả. Trong đội ngũ những người làm báo với nhau, những người làm báo cũng dễ dàng, đánh giá phân biệt được những người làm báo có tâm, có đạo đức nghề nghiệp với những người mượn danh để trục lợi. Ở vị trí nào đi chăng nữa, khi những người làm báo lợi dụng nghề nghiệp mưu đồ cho lợi ích cá nhân thì chắc chắn sẽ bị loại ra khỏi đội ngũ những người làm báo.

PV: Xin cảm ơn hai nhà báo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà báo vào nhiều vai để “tròn vai”
Nhà báo vào nhiều vai để “tròn vai”

(VOV) -Người làm báo không chỉ phản ánh cuộc sống, là “thư ký của thời đại”, mà quan trọng hơn, là sẻ chia và kết nối xã hội.

Nhà báo vào nhiều vai để “tròn vai”

Nhà báo vào nhiều vai để “tròn vai”

(VOV) -Người làm báo không chỉ phản ánh cuộc sống, là “thư ký của thời đại”, mà quan trọng hơn, là sẻ chia và kết nối xã hội.

Tin đồn trên mạng xã hội "xô đẩy" lòng tin với nhà báo
Tin đồn trên mạng xã hội "xô đẩy" lòng tin với nhà báo

(VOV) - Một số người làm báo đã quá tin vào nguồn mạng xã hội mà đưa tin thiếu kiểm chứng

Tin đồn trên mạng xã hội "xô đẩy" lòng tin với nhà báo

Tin đồn trên mạng xã hội "xô đẩy" lòng tin với nhà báo

(VOV) - Một số người làm báo đã quá tin vào nguồn mạng xã hội mà đưa tin thiếu kiểm chứng

Nhà báo Kim Cúc: Một đam mê, cả cuộc đời
Nhà báo Kim Cúc: Một đam mê, cả cuộc đời

(VOV)- Được làm việc, được đem những điều tốt đẹp nhất đến cho mọi người, đã trở thành niềm vui sống trong con người chị...

Nhà báo Kim Cúc: Một đam mê, cả cuộc đời

Nhà báo Kim Cúc: Một đam mê, cả cuộc đời

(VOV)- Được làm việc, được đem những điều tốt đẹp nhất đến cho mọi người, đã trở thành niềm vui sống trong con người chị...

Giao lưu “Trò chuyện cùng nhà báo”
Giao lưu “Trò chuyện cùng nhà báo”

(VOV) -Ghi nhận những đóng góp có hiệu quả của đội ngũ những người làm báo với xã hội.

Giao lưu “Trò chuyện cùng nhà báo”

Giao lưu “Trò chuyện cùng nhà báo”

(VOV) -Ghi nhận những đóng góp có hiệu quả của đội ngũ những người làm báo với xã hội.