Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi người dân tộc ở Sơn La

VOV.VN - Đối với người cao tuổi, khi sức khỏe thể chất dần suy giảm sẽ kéo theo nhiều rối loạn về sức khỏe tâm thần, chính vì điều này, người cao tuổi rất cần được quan tâm chăm sóc, giúp họ sống vui, sống khỏe và sống hạnh phúc.

Nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em  (Dự án 7) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La đã tiếp nhận, khám và điều trị cho gần 5.800 người; trong đó điều trị nội trú cho gần 1.800 người; người cao tuổi chiếm từ 30-40% tổng số bệnh nhân.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), "Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân, là trạng thái hạnh phúc khi cá nhân nhận ra được khả năng của chính mình để có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng".

Trước khi vào viện, bà Lò Thị Sam, ở bản Mường Cai, xã Mường Cai, huyện  Sông Mã, tỉnh Sơn La từng đối mặt với tình trạng mất ăn, mất ngủ do huyết áp liên tục tăng cao, tinh thần của bà có lúc rơi vào trạng thái trầm cảm. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều bệnh nhân là người cao tuổi đang điều trị tại khoa Tâm căn, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La: "Ở nhà tôi bị huyết áp tăng cao, đau đầu quá, không ăn uống được cũng không đi lại được. Bây giờ về bệnh viện điều trị thì đầu đỡ đau nhiều rồi, cơm cũng ăn được rồi, ngủ cũng ngon rồi. Vào đây bác sĩ chăm sóc, điều trị tốt, tôi rất cảm ơn".

Còn ông Lường Văn Tân, bản Mảy, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn nói: "Trước thì ốm, mất ngủ, thức trắng cả đêm không ngủ được, 2 nữa là run tay nên tôi vào viện được hơn 1 tuần thì thấy cũng đỡ nhiều, ngủ được rồi, tinh thần cũng hào hứng hơn". 

Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, người cao tuổi do sức khỏe suy giảm, hệ miễn dịch kém thường hay mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn giấc ngủ, lo âu, stress, trầm cảm, 1 số bệnh mãn tính như huyết áp, tim mạch, cơ xương khớp, Parkinson, Alzheimer. Tùy theo tình trạng bệnh lý, mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị và mức độ đáp ứng thuốc khác nhau, sức khỏe của người bệnh sẽ tiến triển sau 15-20 ngày điều trị.

Khoa Tâm căn, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La chuyên điều trị các bệnh liên quan về tâm lý, rối loạn sức khỏe tâm thần, trung bình mỗi ngày điều trị cho từ 30-40 bệnh nhân, trong đó người cao tuổi chiếm 1/3 bệnh nhân điều trị tại đây. Theo các bác sĩ, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi là việc làm rất quan trọng nhưng gặp nhiều khó khăn, bởi thời gian điều trị lâu dài, ngoài việc dùng thuốc thì tâm lý trị liệu là phương pháp cần có sự phối hợp tốt giữa gia đình và bệnh viện.

Bác sĩ Sa Hải Nam, khoa Tâm căn, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La cho biết: "Tuổi người già thường mắc các bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm, sa sút trí tuệ và những bệnh về Parkinson. Ngoài kết hợp hóa trị liệu để điều trị bệnh thì quan trọng nhất là phối hợp với tâm lý trị liệu, đó là vấn đề quan trọng giúp quá trình điều trị đạt kết quả cao hơn".

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La đã tiếp nhận, khám và điều trị cho gần 5.800 người; trong đó điều trị nội trú cho gần 1.800 người; người cao tuổi chiếm từ 30-40% tổng số bệnh nhân. Là đối tượng hay mắc các rối loạn về sức khỏe tâm thần nhưng việc khám, tư vấn và điều trị sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi lại chưa được quan tâm đúng mức, do đó thời gian điều trị thường kéo dài, hiệu quả không cao. Việc khám, tư vấn sức khỏe tâm thần rất quan trọng, bởi vậy cần thực hiện thường xuyên từ 1-2 lần trong năm để giúp người cao tuổi có được sức khỏe tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Có hẹn cùng thanh xuân” - chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
“Có hẹn cùng thanh xuân” - chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi

VOV.VN - Với thông điệp “Tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người”, chương trình “Có hẹn cùng thanh xuân” hứa hẹn sẽ là show truyền hình thực tế “ăn khách” ngay khi ra mắt vào 22/10 tới. Chương trình do nhãn hàng Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV đồng hành tổ chức, được phát sóng định kỳ vào 21h15 tối chủ nhật hàng tuần trên VTV3.

“Có hẹn cùng thanh xuân” - chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi

“Có hẹn cùng thanh xuân” - chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi

VOV.VN - Với thông điệp “Tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người”, chương trình “Có hẹn cùng thanh xuân” hứa hẹn sẽ là show truyền hình thực tế “ăn khách” ngay khi ra mắt vào 22/10 tới. Chương trình do nhãn hàng Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV đồng hành tổ chức, được phát sóng định kỳ vào 21h15 tối chủ nhật hàng tuần trên VTV3.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số

VOV.VN - Số người già trên 60 tuổi ở nước ta hiện chiếm hơn 10% và con số này đang tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Điều này tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của đời sống xã hội nhất là trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số

VOV.VN - Số người già trên 60 tuổi ở nước ta hiện chiếm hơn 10% và con số này đang tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Điều này tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của đời sống xã hội nhất là trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Tấm gương người cao tuổi dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi, thu nhập tỷ đồng
Tấm gương người cao tuổi dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi, thu nhập tỷ đồng

VOV.VN - Tại tỉnh Sóc Trăng xuất hiện hàng ngàn người cao tuổi làm kinh tế giỏi; trong đó, có nhiều gương điển hình là người dân tộc Khmer với thu nhập hàng năm từ vài tỷ đồng.

Tấm gương người cao tuổi dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi, thu nhập tỷ đồng

Tấm gương người cao tuổi dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi, thu nhập tỷ đồng

VOV.VN - Tại tỉnh Sóc Trăng xuất hiện hàng ngàn người cao tuổi làm kinh tế giỏi; trong đó, có nhiều gương điển hình là người dân tộc Khmer với thu nhập hàng năm từ vài tỷ đồng.