Chương trình mục tiêu quốc gia thay đổi diện mạo nhiều buôn làng ở Lâm Đồng

VOV.VN - Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước về mọi mặt từ các chương trình mục tiêu quốc gia, cùng với ý thức tự lực vươn lên, đổi thay cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đời sống  người dân tại các bản làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng phát triển đi lên từng ngày.

Nhiều năm qua, mô hình sản xuất chè, cà phê của gia đình ông K’Kras, ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) luôn có khách gần xa đến tham quan, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm canh tác. Ông là người dân tộc thiểu số hơn 10 năm liền được bình chọn là nông dân sản xuất giỏi. Nhờ mạnh dạn thay đổi tư duy trong canh tác, từng bước đưa các loại giống mới vào sản xuất để thay thế dần các loại giống cũ năng suất kém, cộng với áp dụng đúng quy trình chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, vườn chè và cà phê rộng gần 4 ha của gia đình ông luôn sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm. Đời sống, kinh tế của gia đình ông không ngừng phát triển đi lên.

 “Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương huyện Bảo Lâm... cho tôi tham gia nhiều chương trình tập huấn, hội thảo, mua phân bón trả chậm... Tôi đã tích cực đầu tư sản xuất, áp dụng KHKT vào canh tác vườn chè, vườn cà phê nên luôn mang lại năng suất cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình mình”- ông K’Kras nói.

Không chỉ riêng ông K’Kras mà phần lớn bà con người dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nếu 10 năm trước, gần 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số K’ho ở thôn 4, xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) có hơn 60% thuộc diện nghèo, thì nay không còn hộ nào nghèo và phần lớn đã trở nên giàu và khá. Theo bà Ka Rom, Thôn trưởng thôn 4, xã Đạ Ploa, kết quả này là nhờ Đảng và Nhà nước đã ưu tiên tập trung triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án đầu tư, chính sách hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số tại chỗ. Nhất là các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm nghèo bền vững, trợ giá trợ cước giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao kỹ thuật canh tác... đã phát huy hiệu quả. Nhờ đó, buôn làng đã có sự đổi thay rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã cải thiện rất nhiều so với trước.

Bà Ka Rom, nói: “Được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao KHKT, cách chăm sóc cây trồng và bà con áp dụng làm theo. Từ đó, đời sống bà con nơi đây đã đổi thay rất nhiều, ý thức của bà con cũng đổi thay tích cực, các hủ tục lạc hậu đã được đẩy lùi, xóa bỏ cảnh đói nghèo rồi. Việc học hành của con cháu được chú trọng, buôn làng cùng nhau xây dựng nếp sống mới và phát triển”.

Từ năm 2016 đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư gần 630 tỷ đồng cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Ông K’Bát, Bí thư chi bộ thôn Băng Dung, xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông cho biết, từ các nguồn vốn đầu tư này, đời sống của người dân ở các vùng dân tộc thiểu số đã có sự đổi thay rõ rệt, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự đãi ngộ của Đảng và Nhà nước, tự lực tăng gia sản xuất, không chỉ đẩy lùi được đói nghèo mà nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, xây dựng buôn làng phát triển.

 “Từ khi triển khai nhiều chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhất là các chương trình cụ thể của địa phương thực hiện trên địa bàn đã mang lại hiệu quả tốt. Bà con nơi đây hưởng ứng tích cực, tham gia xây dựng, đóng góp ngày công, hiến đất làm đường, liên kết sản xuất làm ăn, tăng gia sản xuất. Từ đó, bộ mặt buôn làng đã có sự phát triển, đổi thay rất nhiều so với trước. Đặc biệt, người dân luôn được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và trực tiếp hưởng thụ các chính sách đầu tư nên rất phấn khởi”- ông K’Bát nói.

Tỉnh Lâm Đồng có 1,3 triệu dân, trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 25%. Nhiều năm qua, nhờ được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước về mọi mặt, đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đã có bước phát triển mới, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.  Trong giai đoạn 2022 đến 2025, tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định tiếp tục đầu tư gần 1.700 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số. Đây là sự quan tâm đầu tư đặc biệt của Đảng và Nhà nước nhằm giúp các vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng có thêm động lực để không ngừng phát triển đi lên./.       

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số
Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Nhiều kinh nghiệm cùng những khó khăn, vướng mắc, hạn chế đã được nêu ra tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Nhiều kinh nghiệm cùng những khó khăn, vướng mắc, hạn chế đã được nêu ra tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Bước chuyển khi chương trình mục tiêu quốc gia đến với đồng bào
Bước chuyển khi chương trình mục tiêu quốc gia đến với đồng bào

VOV.VN - Năm 2022 là năm đầu tiên cả nước triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ nguồn vốn của chương trình này đã góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer. Hiện nay, một số dự án đã đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho hộ thụ hưởng.

Bước chuyển khi chương trình mục tiêu quốc gia đến với đồng bào

Bước chuyển khi chương trình mục tiêu quốc gia đến với đồng bào

VOV.VN - Năm 2022 là năm đầu tiên cả nước triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ nguồn vốn của chương trình này đã góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer. Hiện nay, một số dự án đã đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho hộ thụ hưởng.

75.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
75.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

VOV.VN - Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 có tổng nguồn vốn thực hiện tối thiểu là 75.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương chiếm 64% (tương đương 48.000 tỷ đồng), vốn ngân sách địa phương gần 12.700 tỷ đồng, còn lại huy động nguồn lực hợp pháp khác.

75.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

75.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

VOV.VN - Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 có tổng nguồn vốn thực hiện tối thiểu là 75.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương chiếm 64% (tương đương 48.000 tỷ đồng), vốn ngân sách địa phương gần 12.700 tỷ đồng, còn lại huy động nguồn lực hợp pháp khác.