Đóng cửa ở nhà cũng có thể đối mặt với nguy cơ tử vong do ô nhiễm không khí

VOV.VN - Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm không khí trong nhà đang trở thành vấn đề cấp thiết, cần được cộng đồng chung tay giải quyết.

200.000 VNĐ có đủ để mua sức khỏe?

Trong chương trình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới diễn ra tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hôm 3/6, GS.TS Hoàng Anh Lê (Khoa Môi trường, Trường Đại học KNTN) cho biết, khi nhắc đến ô nhiễm không khí, người dân chỉ thường chú ý tới ô nhiễm không khí ngoài trời, nhưng ít ai để tâm tới vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà. 

Chia sẻ câu chuyện khảo sát về mức độ ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời tại thủ đô Hà Nội, ông Hoàng Anh Lê cho biết:

"Sau khi đo mức độ ô nhiễm, chúng tôi thấy những nhân viên trông xe ở làm việc dưới tầng hầm sẽ tiếp xúc với một lượng lớn hơn nhiều các chất độc trong không khí, so với những người làm việc ngoài trời. Khi tôi hỏi tại sao họ không xin đổi địa điểm làm việc, những nhân viên này cho biết vị trí làm việc dưới tầng hầm sẽ có mức lương cao hơn khoảng 200.000 VNĐ. Tôi tự hỏi, 200.000 VNĐ có đủ để trả khoản phí khám chữa bệnh khổng lồ sau này hay không?", ông Hoàng Anh Lê chia sẻ.

Theo ông, hiện nay, có đến 80% thời gian trong ngày, cư dân thành phố sinh sống, làm việc và học tập tại các cao ốc, khiến tần suất tiếp xúc với các chất độc hại trong nhà tăng cao. Đồ gia dụng không được thường xuyên lau rửa, vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng, khí ga, nấm mốc,... đều là những "sát thủ thầm lặng" đối với sức khỏe con người.

Phát biểu tại chương trình, TS. BS. Đỗ Mạnh Cường (Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) trích dẫn một báo cáo toàn cầu của WHO về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người xuất bản vào năm năm 2016. Theo đó, tỷ lệ tử vong do phơi nhiễm không khí độc trong nhà cao gấp đôi so với phơi nhiễm ngoài trời.

TS. BS. Đỗ Mạnh Cường nói: "Không khí "bị giam" trong các không gian kín, lâu ngày không được lưu thông, làm mới khiến các chất ô nhiễm tồn đọng trong không gian sống. Đặc biệt, các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) - chỉ bằng 1/30 lần sợi tóc người, tồn tại với mật độ cao trong không gian kín, có khả xâm nhập vào sâu bên trong phổi và các mạch máu, lâu dần sẽ gây viêm nhiễm và suy hô hấp".

Theo bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn thế giới, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm. Trong đó, Việt Nam cũng ghi nhận ít nhất 70.000 người tử vong mỗi năm, nghĩa là trung bình cứ mỗi 7,5 giây lại có một người Việt Nam tử vong vì một căn bệnh liên quan tới hô hấp do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. 

Con số 70.000 người tử vong mỗi năm cao gần gấp đôi tổng số người tử vong ở Việt Nam trong thời điểm bùng phát đại dịch COVID-19. Do đó, đại diện WHO Việt Nam cho rằng cần giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí như cách đã làm với COVID-19 – một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Chung tay vì không khí sạch, thành phố xanh

Bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho rằng, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm không khí trong nhà, đòi hỏi sự chung tay hành động ở các mức độ khác nhau. Trong ngắn hạn, cần có giải pháp để hạn chế người bị phơi nhiễm và bảo vệ những người có nguy cơ cao. Trong trung và dài hạn, phải giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân khiến người dân bị bệnh, ở trường hợp này là nguồn ô nhiễm - bao gồm sử dụng các vật dụng trong nhà an toàn, lành tính và thường xuyên dọn dẹp vệ sinh.

"Giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí là rất quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030. Không khí sạch và bầu trời trong xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tạo ra các lợi ích xã hội và kinh tế đáng kể cho thành phố, cho xã hội và nền kinh tế của Việt Nam nói chung", bà Khalidi phát biểu tại sự kiện.

Việt Nam đã ban hành các Kế hoạch quốc gia về chất lượng không khí của Việt Nam và Kế hoạch mới của Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035, trong đó đề ra những ưu tiên rõ ràng để người dân cùng chung tay hành động.

Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP cũng đóng góp vào việc cải thiện chất lượng không khí trong nhiều lĩnh vực hoạt động tại Việt Nam, bao gồm chuyển đổi năng lượng công bằng và hỗ trợ cam kết trung hòa khí thải của Việt Nam vào năm 2050, hỗ trợ các hoạt động về giao thông xanh, thúc đẩy xe điện và cơ sở hạ tầng sạc, về nền kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải, và thông qua đánh giá hàng năm về nhận thức của người dân về quản trị môi trường (PAPI).

Đặc biệt, theo GS.TS Hoàng Anh Lê, muốn thực hiện hiệu quả các biện pháp chống ô nhiễm môi trường thì việc nâng cao nhận thức của người dân nên được đặt lên hàng đầu. Theo ông, đây là phương án "thoát hiểm" hiệu quả nhất đối với vấn đề bảo vệ sức khỏe khỏi các tác hại của ô nhiễm không khí.

"Người dân Việt Nam hiện nay chưa chú ý đến ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe, bởi ô nhiễm không ảnh hưởng lập tức mà "ăn mòn" sức khỏe con người theo giời gian. Công tác tuyên truyền, giáo dục về sự nguy hiểm của ô nhiễm nên được tăng cường, thậm chí nên quy tổng thiệt hại ra tiền mặt, để người dân nâng cao cảnh giác".

Ông Hoàng Anh Lê cũng đề xuất ý tưởng cần có một đường dây nóng để người dân liên hệ mỗi khi gặp vấn đề về ô nhiễm không khí.

"Khi gặp nguy hiểm, gọi 113; báo cháy, gọi 114, cần cấp cứu, gọi 115. Nhưng vẫn chưa có một đường dây nóng dành cho vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là vấn đề cấp thiết cần được xử lý ngay, để người dân có thể liên hệ khi gặp các vấn đề nguy hiểm liên quan đến ô nhiễm, đồng thời tăng cường công tác tự giám sát trong dân, giữa người với người", ông Hoàng Lê Anh nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM: Điểm tập kết rác lấn chiếm lòng đường, gây ô nhiễm
TP.HCM: Điểm tập kết rác lấn chiếm lòng đường, gây ô nhiễm

VOV.VN - Trong thời gian qua, đường dây nóng kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về các điểm tập kết xe rác lộ thiên trên đường Trường Sa, Kỳ Đồng, Hoàng Sa (thuộc địa bàn quận 3, TP.HCM) lấn chiếm lòng đường gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường...

TP.HCM: Điểm tập kết rác lấn chiếm lòng đường, gây ô nhiễm

TP.HCM: Điểm tập kết rác lấn chiếm lòng đường, gây ô nhiễm

VOV.VN - Trong thời gian qua, đường dây nóng kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về các điểm tập kết xe rác lộ thiên trên đường Trường Sa, Kỳ Đồng, Hoàng Sa (thuộc địa bàn quận 3, TP.HCM) lấn chiếm lòng đường gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường...

Ô nhiễm môi trường: Bài toán chưa có lời giải
Ô nhiễm môi trường: Bài toán chưa có lời giải

VOV.VN - Ô nhiễm môi trường là vấn đề "nóng" đang được cử tri cả nước quan tâm, bởi vậy nên đưa "việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường" trở thành chuyên đề giám sát tối cao năm 2025. Đây là đề xuất của nhiều đại biểu Quốc hội.

Ô nhiễm môi trường: Bài toán chưa có lời giải

Ô nhiễm môi trường: Bài toán chưa có lời giải

VOV.VN - Ô nhiễm môi trường là vấn đề "nóng" đang được cử tri cả nước quan tâm, bởi vậy nên đưa "việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường" trở thành chuyên đề giám sát tối cao năm 2025. Đây là đề xuất của nhiều đại biểu Quốc hội.

Suối Giao Kèo ở Bà Rịa - Vũng Tàu ô nhiễm do nồng độ chất hữu cơ vượt chuẩn
Suối Giao Kèo ở Bà Rịa - Vũng Tàu ô nhiễm do nồng độ chất hữu cơ vượt chuẩn

VOV.VN - Ngày 23/4, Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông tin về nguyên nhân khiến suối Giao Kèo ở thị xã Phú Mỹ bị ô nhiễm. Đây là vấn đề đã được Đài Tiếng nói Việt Nam phản ánh.

Suối Giao Kèo ở Bà Rịa - Vũng Tàu ô nhiễm do nồng độ chất hữu cơ vượt chuẩn

Suối Giao Kèo ở Bà Rịa - Vũng Tàu ô nhiễm do nồng độ chất hữu cơ vượt chuẩn

VOV.VN - Ngày 23/4, Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông tin về nguyên nhân khiến suối Giao Kèo ở thị xã Phú Mỹ bị ô nhiễm. Đây là vấn đề đã được Đài Tiếng nói Việt Nam phản ánh.