Giảm mạnh tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Cần Thơ

VOV.VN - Từ năm 2020, Cần Thơ là địa phương đi đầu triển khai kế hoạch hành động tiến tới loại trừ 3 bệnh HIV, viêm gan B  và giang mai dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Gần 3 năm triển khai, hàng chục ngàn phụ nữ mang thai và trẻ sinh ra đã được theo dõi, xét nghiệm, điều trị.

Chương trình dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con được Cần Thơ triển khai từ năm 2009 và mở rộng đến các trạm y tế, bệnh viện, Trung tâm Y tế. Khi phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm 3 bệnh, cán bộ y tế tư vấn, kết nối chuyển gửi thai phụ đến các Phòng khám Ngoại trú nhằm tiếp cận điều trị sớm.

Số liệu thống kê từ các cơ sở y tế, từ quý IV/2021 đến tháng 9/2023, TP. Cần Thơ có 37.031 phụ nữ mang thai được xét nghiệm viêm gan B. Trong đó có 15.041 người được xét nghiệm miễn phí tại trạm y tế, phát hiện 245 người có HBsAg (+). Về bệnh giang mai, có 36.070 phụ nữ mang thai được xét nghiệm, trong đó có 15.027 người được xét nghiệm miễn phí tại trạm y tế, phát hiện 8 người dương tính với giang mai.

Về HIV, từ năm 2021 đến tháng 9/2023, thành phố có 41.671 phụ nữ mang thai được xét nghiệm. Trong đó có 15.027 người được xét nghiệm miễn phí tại trạm y tế, phát hiện 17 ca dương tính với HIV và đều được điều trị ARV. Ngoài ra, đã điều trị ARV cho 24 phụ nữ phát hiện nhiễm HIV thời kỳ chuyển dạ. Sau sinh, đã xét nghiệm PCR cho 139 trẻ và tất cả đều không nhiễm HIV từ mẹ.

Ông Ngô Minh Khôi, công tác tại Khoa phòng chống AIDS, CDC Cần Thơ cho biết: "Một năm trung bình điều trị khoảng 50 phụ nữ mang thai và riêng Cần Thơ từ 30 – 40, còn lại là ở các tỉnh xung quanh. Nhưng trong số 30 – 40 phụ nữ mang thai thì số nhiễm mới chỉ trên dưới 10 ca đổ lại, còn lại là những người đang điều trị ARV có thai thì vẫn tiếp tục cho em bé uống thuốc".

Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở Cần Thơ hiện triển khai theo 3 nhánh thành tố chính. Đó là trước khi mang thai, làm thế nào để người phụ nữ tầm soát, phát hiện sớm, dự phòng HIV. Trường hợp đã nhiễm, làm thế nào không mang thai ngoài ý muốn. Khi đã có thai, làm sao dự phòng lây truyền HIV sớm, giúp thai nhi giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh từ mẹ. Sau sinh, tiếp tục duy trì, điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

Bên cạnh đó, còn có sự phối hợp giữa CDC Cần Thơ với các bệnh viện trong tầm soát HIV ở phụ nữ mang thai. BS Văn Thúy Cầm, Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ - là một trong những bệnh viện có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con chia sẻ, phụ nữ bị nhiễm HIV hay kể cả những gia đình mà bố mẹ nhiễm HIV vẫn có khả năng sinh ra con hoàn toàn bình thường nếu mẹ được điều trị dự phòng sớm bằng thuốc kháng virus ARV và tuân theo những hướng dẫn về việc nuôi con mà các bác sĩ tư vấn. Do vậy, 10 năm trở lại đây, bệnh viện đảm bảo thực hiện toàn diện quy trình khám, tư vấn, xét nghiệm 3 bệnh cho phụ nữ mang thai, đảm bảo tốt công tác dự phòng lây nhiễm HIV mẹ - con và cung cấp đầy đủ thuốc điều trị vì mục tiêu giảm thiểu số trẻ em sinh ra mắc căn bệnh thế kỷ này ở khu vực ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung.

BS Văn Thúy Cầm chia sẻ thêm: "Khi chúng tôi có test nhanh dương tính thì tiến hành bước tiếp theo làm test khẳng định và làm xét nghiệm xem có nhiễm mới hay không. Khi có kết quả khẳng định dương tính thì chúng tôi sẽ kết nối và chuyển gửi về các phòng khám OPC, phòng khám ngoại trú. Ở phòng khám ngoại trú này thì chúng tôi liên kết cùng với khám sản, lãnh thuốc hàng tháng. Chúng tôi sẽ xem tải lượng virus như thế nào vào thời điểm trước sanh 4 tuần. Sau đó quyết định khi tới thời điểm sang thì người phụ nữ này sẽ nằm trong nhóm nguy cơ cao hay nguy cơ thấp.

Hoạt động phòng ngừa lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai tại Cần Thơ hiện triển khai theo 2 nguồn kinh phí là ngân sách địa phương và hỗ trợ của WHO (sinh phẩm xét nghiệm, đào tạo, tập huấn, giám sát). Các hoạt động gồm: tập huấn cho cán bộ chương trình về lấy mẫu - xét nghiệm và báo cáo - chuyển gửi; triển khai cho cho các  trạm y tế, thực hiện tư vấn lấy máu xét nghiệm viêm gan B và giang mai miễn phí cho phụ nữ mang thai đến khám tại các trạm y tế; tập huấn cho toàn bộ cán bộ chương trình trong hệ thống y tế nhà nước.

Ông Dáp Thanh Giang, Trưởng khoa phòng chống AIDS, CDC Cần Thơ thông tin, hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, CDC Cần Thơ tập trung tuyên truyền về lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai; lợi ích của điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; lợi ích của theo dõi tải lượng HIV đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV để sinh ra những đứa con khỏe mạnh; đẩy mạnh tuyên truyền để giảm kỳ thị, phân biệt đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV và tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con: "Hiện nay, thành phố được miễn phí hoàn toàn do dự án quỹ toàn cầu hỗ trợ và cộng đồng có nguy cơ cao tham gia sẽ không tốn bất kỳ chi phí nào, kể cả chi phí xét nghiệm, theo dõi, thăm khám và thuốc. Thời gian cuối năm, kể cả những năm tiếp theo thì sẽ chú trọng nâng cao hiệu quả tập huấn, truyền thông trong các em trường THPT, các bạn sinh viên Đại học – Cao đẳng, các bạn trẻ, trẻ ngoài cộng đồng, công nhân các khu công nghiệp để tránh nhiễm mới HIV".

Cần Thơ hiện đang làm tốt việc kiểm soát 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con, từ kết quả khả quan đó, WHO tại Việt Nam mong Cần Thơ là một trong những tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước loại trừ lây truyền HIV và giang mai trong những năm tới và tới năm 2030 loại trừ lây truyền viêm gan B. Năm 2024, WHO sẽ làm việc với Sở Y tế TP. Cần Thơ để triển khai hoạt động này đến các bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân… nhằm theo dõi, quản lý chặt hơn nữa những phụ nữ mang thai làm xét nghiệm, kết quả xét nghiệm, điều trị, kết quả em bé sinh ra… để chương trình đạt hiệu quả cao nhất.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Còn nhiều khó khăn trong kiểm soát dịch HIV
Còn nhiều khó khăn trong kiểm soát dịch HIV

VOV.VN - Từ đầu năm đến tháng  9/2023, Việt Nam phát hiện thêm hơn 10.000 trường hợp dương tính với HIV, hơn 1.000 trường hợp tử vong. Toàn bộ các tỉnh, thành phố trên cả nước có người nhiễm HIV/AIDS.

Còn nhiều khó khăn trong kiểm soát dịch HIV

Còn nhiều khó khăn trong kiểm soát dịch HIV

VOV.VN - Từ đầu năm đến tháng  9/2023, Việt Nam phát hiện thêm hơn 10.000 trường hợp dương tính với HIV, hơn 1.000 trường hợp tử vong. Toàn bộ các tỉnh, thành phố trên cả nước có người nhiễm HIV/AIDS.

Đắk Lắk: Nâng cao hiểu biết pháp luật về phòng chống HIV/AIDS
Đắk Lắk: Nâng cao hiểu biết pháp luật về phòng chống HIV/AIDS

VOV.VN - Sáng nay (1/12), nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12) và Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/ AIDS năm 2023, tại cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk (ở xã Tân Tiến, huyện Krông Pắk) diễn ra Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng chống HIV/ AIDS dành cho các học viên.

Đắk Lắk: Nâng cao hiểu biết pháp luật về phòng chống HIV/AIDS

Đắk Lắk: Nâng cao hiểu biết pháp luật về phòng chống HIV/AIDS

VOV.VN - Sáng nay (1/12), nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12) và Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/ AIDS năm 2023, tại cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk (ở xã Tân Tiến, huyện Krông Pắk) diễn ra Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng chống HIV/ AIDS dành cho các học viên.

Bộ Y tế xác minh việc nhóm Bông hồng đen lấy mẫu xét nghiệm HIV cho học sinh
Bộ Y tế xác minh việc nhóm Bông hồng đen lấy mẫu xét nghiệm HIV cho học sinh

VOV.VN - Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) vừa có thông tin xác minh liên quan đến việc tổ chức dựa vào cộng đồng có tên là Bông hồng đen - Cầu vồng đen triển khai xét nghiệm HIV cho học sinh tại quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng.

Bộ Y tế xác minh việc nhóm Bông hồng đen lấy mẫu xét nghiệm HIV cho học sinh

Bộ Y tế xác minh việc nhóm Bông hồng đen lấy mẫu xét nghiệm HIV cho học sinh

VOV.VN - Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) vừa có thông tin xác minh liên quan đến việc tổ chức dựa vào cộng đồng có tên là Bông hồng đen - Cầu vồng đen triển khai xét nghiệm HIV cho học sinh tại quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng.

Cần Thơ điều trị ARV hiệu quả cho trẻ em nhiễm HIV
Cần Thơ điều trị ARV hiệu quả cho trẻ em nhiễm HIV

VOV.VN - Theo giới chuyên gia, việc điều trị thuốc ARV đối với người nhiễm HIV sẽ có lợi ích “kép”. Đó là vừa duy trì sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống vừa góp phần giảm lây nhiễm HIV, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử. Tại Cần Thơ, công tác điều trị ARV đang được ngành y tế đẩy mạnh, nhất là ở trẻ em.

Cần Thơ điều trị ARV hiệu quả cho trẻ em nhiễm HIV

Cần Thơ điều trị ARV hiệu quả cho trẻ em nhiễm HIV

VOV.VN - Theo giới chuyên gia, việc điều trị thuốc ARV đối với người nhiễm HIV sẽ có lợi ích “kép”. Đó là vừa duy trì sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống vừa góp phần giảm lây nhiễm HIV, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử. Tại Cần Thơ, công tác điều trị ARV đang được ngành y tế đẩy mạnh, nhất là ở trẻ em.

Nỗi lo mới về trẻ bị HIV sau đại dịch COVID-19
Nỗi lo mới về trẻ bị HIV sau đại dịch COVID-19

VOV.VN - Đại dịch COVID-19 vừa qua khiến nhiều trẻ bị HIV vốn dễ bị tổn thương nay lại càng thu mình lại, đặc biệt là đối với những trẻ đang trong lứa tuổi vị thành niên. Tình trạng trẻ HIV bị trầm cảm, chống đối nhiều hơn, gây khó khăn cho điều trị.

Nỗi lo mới về trẻ bị HIV sau đại dịch COVID-19

Nỗi lo mới về trẻ bị HIV sau đại dịch COVID-19

VOV.VN - Đại dịch COVID-19 vừa qua khiến nhiều trẻ bị HIV vốn dễ bị tổn thương nay lại càng thu mình lại, đặc biệt là đối với những trẻ đang trong lứa tuổi vị thành niên. Tình trạng trẻ HIV bị trầm cảm, chống đối nhiều hơn, gây khó khăn cho điều trị.