Học sinh chửi bậy, nói tục do đâu?

VOV.VN -Chuyện học sinh các cấp văng tục, chửi bậy, đánh nhau… không phải là hiếm.

Lâu nay, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các trường học vẫn còn những khoảng trống nhất định. Chuyện học sinh văng tục, chửi bậy, đánh nhau… không phải là hiếm. Vì thế, trước thềm năm học mới, ngành GD-ĐT đẩy mạnh việc giáo dục nếp sống văn minh trong trường học.

Đưa nếp sống đẹp vào trường học

Theo Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh” đưa vào giảng dạy trong các trường ở Hà Nội, nhằm khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ học sinh, đồng thời kế thừa truyền thống thanh lịch, nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội...

Đẩy mạnh việc giáo dục nếp sống văn minh trong trường học là việc làm cần thiết (Ảnh: Lại Thìn)

Để triển khai giảng dạy đại trà bộ tài liệu này, các trường đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến phụ huynh học sinh nhằm đạt hiệu quả cao. Nhiều trường cũng tổ chức dự giờ, trao đổi trong khối, trường để nâng cao hiệu quả giáo dục, thực hiện nghiêm túc chương trình.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy (Đống Đa) bày tỏ: “Nghịch lý là các môn học đều có tổ chức kiểm tra, thi cử nhưng có môn học cần thiết để làm người thì lại chưa được chú trọng đúng mức. Chính vì thế, khi triển khai nội dung này, trường đã đưa vào thời khóa biểu chính thức, có kế hoạch giảng dạy và đặc biệt thường xuyên tổ chức thi tiết học hay.

Tuy nhiên, nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học như: tổ chức các chuyên đề để học sinh thảo luận, khuyến khích phụ huynh cùng đến tham gia, lồng ghép những nội dung thời sự như về biển đảo... Bởi nếu cứ dạy theo kiểu khô cứng như môn Đạo đức thì sẽ thất bại ngay”.

Sau một thời gian thực hiện, Ban giám hiệu nhà trường nhận thấy đây là một nội dung có tác động tích cực đến lối sống của học sinh nên đã mở rộng chương trình này đến lớp 12, với các chủ đề tự xây dựng nhằm định hướng cho học sinh, như: Khi tôi tuổi 18, Lòng biết ơn, Chọn nghề là chọn số phận…

Lứa tuổi tiểu học cũng được các thầy cô chú ý rèn cho các con từ những việc làm nhỏ nhất. Tại Trường Tiểu học Nguyễn Siêu, học sinh được giáo dục bắt đầu bằng việc nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp, lễ  phép với người lớn tuổi, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không xả rác bừa bãi, ăn mặc gọn gàng, đúng đồng phục quy định của trường…

Chị Nguyễn Thanh, có con học lớp 2 cho biết: Tôi rất bất ngờ và hạnh phúc sau khi con mình học bài “Bữa ăn mời khách”, về nhà, cháu đã biết gắp thức ăn mời bố mẹ.

Em Thúy Hạnh, Trường THCS Nguyễn Du chia sẻ: “Sau khi vừa được học lý thuyết, vừa được thực hành, chúng em nhận thấy các bài học ngắn gọn, rõ ràng, theo từng chuyên đề cụ thể, giúp chúng em có thêm hiểu biết, kế thừa, tiếp thu truyền thống thanh lịch, văn minh - nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội gốc. Ví dụ như việc tuân theo Luật Giao thông cũng là nét thanh lịch, văn minh”.

Cần phong phú, thiết thực hơn

Sau 3 năm triển khai giảng dạy “Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch” trong trường học, 100% giáo viên đã tích cực chủ động nắm vững nội dung, phương pháp. Nhiều tiết dạy thành công tạo được sự hứng thú học tập, đem lại ý nghĩa và hiệu quả giáo dục sâu sắc.

Đặc biệt, 74% phụ huynh học sinh khi được hỏi đã đánh giá mức độ cần thiết của bộ tài liệu. Thông qua việc giảng dạy nếp sống văn minh thanh lịch, học sinh đã có sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, lối sống ứng xử, giao tiếp, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức.

Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt toàn thành phố đã tăng từ 0,9% - 2,1% so với các năm học trước ở mỗi cấp học. Học sinh cũng nâng cao tinh thần tương thân, tương ái, góp phần nâng cao ý thức tích cực, tự giác trong học tập. Cũng từ đây, chất lượng giáo dục đạo đức, truyền thống lịch sử Thủ đô và phong cách người Hà Nội cho học sinh có chuyển biến.

Học sinh đã ý thức được trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội. Tuy nhiên, theo góp ý của nhiều thầy cô giáo, để việc giáo dục cách ứng xử văn hóa trong trường học đạt hiệu quả cao hơn thì những bài giảng cần đa dạng, hấp dẫn. Đặc biệt, cần phối hợp giữa việc kiểm tra kiến thức sau khi học bộ tài liệu với việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm để việc triển khai bộ tài liệu có ý nghĩa thiết thực hơn.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị đánh giá: Việc triển khai xây dựng bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng và đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô... đã góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào, điều chỉnh hành vi của người Hà Nội, nhất là thế hệ trẻ; những giá trị, nét đẹp văn hoá của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, truyền thống trong gia đình, họ tộc và cộng đồng dân cư được kế thừa và phát huy.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP HCM: Nhiều khó khăn trong việc nâng chất lượng giáo dục mầm non
TP HCM: Nhiều khó khăn trong việc nâng chất lượng giáo dục mầm non

VOV.VN - Những khó khăn được đề cập là do khung giờ giữ trẻ chưa phù hợp với thời gian làm việc của công nhân

TP HCM: Nhiều khó khăn trong việc nâng chất lượng giáo dục mầm non

TP HCM: Nhiều khó khăn trong việc nâng chất lượng giáo dục mầm non

VOV.VN - Những khó khăn được đề cập là do khung giờ giữ trẻ chưa phù hợp với thời gian làm việc của công nhân

Đề xuất 6 kiến nghị đổi mới giáo dục lên Bộ GD&ĐT
Đề xuất 6 kiến nghị đổi mới giáo dục lên Bộ GD&ĐT

VOV.VN - 6 kiến nghị gồm: triển khai thông tư 30; tổ chức 2 chung trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, triển khai Nghị định 115…

Đề xuất 6 kiến nghị đổi mới giáo dục lên Bộ GD&ĐT

Đề xuất 6 kiến nghị đổi mới giáo dục lên Bộ GD&ĐT

VOV.VN - 6 kiến nghị gồm: triển khai thông tư 30; tổ chức 2 chung trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, triển khai Nghị định 115…

Cử tri mong gì ở Bộ Trưởng Giáo dục và Đào tạo?
Cử tri mong gì ở Bộ Trưởng Giáo dục và Đào tạo?

VOV.VN - Các vấn đề mà cử tri quan tâm là: đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; đổi mới cách tổ chức kỳ thi THPT quốc gia…

Cử tri mong gì ở Bộ Trưởng Giáo dục và Đào tạo?

Cử tri mong gì ở Bộ Trưởng Giáo dục và Đào tạo?

VOV.VN - Các vấn đề mà cử tri quan tâm là: đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; đổi mới cách tổ chức kỳ thi THPT quốc gia…

Trẻ ngoan hay hư – gốc rễ từ giáo dục gia đình
Trẻ ngoan hay hư – gốc rễ từ giáo dục gia đình

VOV.VN - Nếu trẻ em nhận được sự quan tâm, tình yêu thương, chăm sóc đầy đủ của gia đình, đứa trẻ đó sẽ hình thành nhân cách tốt.

Trẻ ngoan hay hư – gốc rễ từ giáo dục gia đình

Trẻ ngoan hay hư – gốc rễ từ giáo dục gia đình

VOV.VN - Nếu trẻ em nhận được sự quan tâm, tình yêu thương, chăm sóc đầy đủ của gia đình, đứa trẻ đó sẽ hình thành nhân cách tốt.