Hiến tặng mô, tạng: Cho đi là còn mãi

VOV.VN - Hơn 1.300 cán bộ y tế Quảng Ninh đã đăng ký hiến tặng mô, tạng và bộ phận cơ thể với mong muốn có thể "kéo dài" sự sống cho người khác. Đây là những nỗ lực cho thấy những bước tiến mới về nhận thức của cộng đồng trong việc hiến tặng mô, tạng người.

 

Câu chuyện của anh Dương Minh Đức (37 tuổi) trú tại khu 1, phường Trưng Vương, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh hiến tạng để kéo dài sự sống cho 7 bệnh nhân khác đã lan tỏa, chạm đến trái tim của cộng đồng.

Bà Nguyễn Thị Nhận, mẹ của người hiến tạng cho biết Đức là lao động chính trong gia đình nên khi tai họa ập đến bất ngờ khiến hai vợ chồng già như rơi vào tuyệt vọng. Vậy nhưng nén nỗi đau, cả hai ông bà đều có cùng suy nghĩ hiến tạng của con trai cho những bệnh nhân khác có cơ hội được sống.

"Tôi có xem truyền thông, có bé Hải An (7 tuổi) mắc bệnh hiểm nghèo và đã hiến giác mác. Đài, báo cũng đưa liên tục là nhiều người cần ghép mô, tạng để nối dài cuộc sống mà nước mình trường hợp hiến tạng rất là ít. Khi con trai tôi tiên lượng xấu rồi thì tôi phải chấp nhận và chỉ nghĩ tới cứu người và nghĩ là được gì tốt cho xã hội thì làm", bà Nguyễn Thị Nhận nói.

Những suy nghĩ tích cực của gia đình bà Nhận đã lan tỏa được tình yêu thương, trách nhiệm với cộng đồng trong việc hiến mô, tạng. Hơn tất cả, bố mẹ của Đức đều mong mỏi, những người nhận tạng của con trai sẽ có sức khỏe thật tốt để gia đình vơi đi phần nào nỗi đau mất mát.

Ông Dương Quang Đông, bố của người hiến tạng nói: "Tôi vẫn mong muốn những người nhận tạng của con tôi sẽ khỏe mạnh và lúc nào cũng khỏe mạnh để con tôi được sống tiếp. Tôi thấy việc hiến tạng cũng là rất bình thường. Các cụ có nói xương cốt thì nên giữ lại, nhưng tim, gan có đi thiêu thì cũng cháy, đi chôn thì cũng phân hủy, chả còn gì. Nên tôi nghĩ là hiến tạng để cứu người và phần nào cơ thể của con tôi vẫn được sống".

Ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của nền y học trên thế giới, bởi đây là phương pháp duy nhất cứu sống một số người bệnh suy tạng giai đoạn cuối. Ngoài thận và gan có thể hiến, tặng khi người hiến còn sống, các mô và tạng khác chỉ được phép lấy và ghép khi người hiến mô, tạng đã chết hoặc chết não.

Hiện ở Việt Nam, hàng chục nghìn người đang cần được ghép tạng để kéo dài sự sống, song tỷ lệ người bệnh nhận được tạng hiến còn rất thấp. Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, PGĐ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: Riêng tại Quảng Ninh, hiện có 1.000 người bị suy thận đang phải lọc máu theo chu kỳ tại các cơ sở y tế, trong đó, có 30% ca suy thận giai đoạn 3, 4 và cần được ghép thận. Vậy nhưng nguồn tạng hiến lại vô cùng ít ỏi.

"Việc quan trọng nhất là nguồn tạng từ người cho sống và nguồn từ người chết não. Đây là những nguồn bền vững và rất nhân văn. Vì vậy chúng tôi xác định tập huấn cho toàn bộ cán bộ nhân viên y tế trong ngành hiểu được việc này. Để mỗi nhân viên y tế sẽ lan tỏa tới bà con, anh chị em và cơ quan đoàn thể để cùng đồng lòng lan tỏa hành động nhân văn", bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng nói.

Ngành y tế Quảng Ninh đang hướng tới mục tiêu đến năm 2025 sẽ thực hiện ca ghép thận đầu tiên. Vì thế, việc tạo nguồn dự trữ từ việc đăng ký hiến, tặng là những bước đi đầu tiên bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực và chuẩn bị khoa học kỹ thuật. Mới đây, tại Lễ phát động Phong trào "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi", hơn 1.300 cán bộ nhân viên y tế tại Quảng Ninh đã đăng ký hiến tặng mô, tạng.

Anh Trần Văn Trường người đăng ký hiến mô, tạng cho biết: "Tôi thấy sau khi chết mà vẫn giúp được người khác là một việc làm quá tốt. Bởi dù có hỏa táng hay địa táng sau 1 thời gian những bộ phận của cơ thể cũng tan biến. Trong khi đó, những bệnh nhân đang khắc khoải từng ngày để được ghép mô tạng, thì việc hiến mô tạng là việc làm hết sức nhân văn. Với tôi đó là cách bày tỏ lòng biết ơn với cuộc sống, biết ơn 1 lần ta đến với thế giới này".

Hơn 1.300 cán bộ y tế đăng ký hiến tặng mô, tạng cho thấy quyết tâm của ngành y tế Quảng Ninh trong việc đẩy mạnh truyền thông nhằm thay đổi rào cản lớn nhất hiện nay là nhận thức của người dân. Đặc biệt, qua việc thực hiện phẫu thuật thành công lấy đa tạng từ người chết não đầu tiên ở tuyến tỉnh, Quảng Ninh mong muốn góp phần thúc đẩy mạng lưới hiến-ghép mô tạng toàn quốc, giúp hồi sinh nhiều cuộc đời và mang lại niềm hạnh phúc cho những số phận kém may mắn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thành lập chi hội vận động hiến mô tạng đầu tiên của Hà Nội
Thành lập chi hội vận động hiến mô tạng đầu tiên của Hà Nội

VOV.VN - Sáng nay, tại Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 tổ chức thành lập Chi hội vận động hiến mô, tạng. Đây là cơ sở y tế đầu tiên ở Hà Nội thành lập được Chi hội và là đơn vị thứ 11 thành lập được Ngân hàng Mô.

Thành lập chi hội vận động hiến mô tạng đầu tiên của Hà Nội

Thành lập chi hội vận động hiến mô tạng đầu tiên của Hà Nội

VOV.VN - Sáng nay, tại Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 tổ chức thành lập Chi hội vận động hiến mô, tạng. Đây là cơ sở y tế đầu tiên ở Hà Nội thành lập được Chi hội và là đơn vị thứ 11 thành lập được Ngân hàng Mô.

Sắp có Ngày hiến mô tạng Quốc gia
Sắp có Ngày hiến mô tạng Quốc gia

VOV.VN - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ phát động chương trình đăng ký hiến mô, tạng diễn ra ngày 19/5 vừa qua, Bộ Y tế đang đề xuất với cơ quan có thẩm quyền chọn một ngày trong năm là Ngày Hiến mô tạng Quốc gia.

Sắp có Ngày hiến mô tạng Quốc gia

Sắp có Ngày hiến mô tạng Quốc gia

VOV.VN - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ phát động chương trình đăng ký hiến mô, tạng diễn ra ngày 19/5 vừa qua, Bộ Y tế đang đề xuất với cơ quan có thẩm quyền chọn một ngày trong năm là Ngày Hiến mô tạng Quốc gia.

Hiến mô tạng đã giúp “tái sinh” những cuộc đời mới
Hiến mô tạng đã giúp “tái sinh” những cuộc đời mới

VOV.VN - “Ca hiến này đã giúp cấy ghép được 8 tạng, giúp được rất nhiều những mảnh đời hồi sinh; không gì cao đẹp bằng sự hy sinh đó”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ.

Hiến mô tạng đã giúp “tái sinh” những cuộc đời mới

Hiến mô tạng đã giúp “tái sinh” những cuộc đời mới

VOV.VN - “Ca hiến này đã giúp cấy ghép được 8 tạng, giúp được rất nhiều những mảnh đời hồi sinh; không gì cao đẹp bằng sự hy sinh đó”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ.