Hơn 2.000 tỷ đồng cho cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài

(VOV) -Theo đó khoảng 1.800 cán bộ được đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn từ 2013-2020.

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việc phê duyệt đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước gia đoạn 2013-2020”.

Đề án sẽ đào tạo trình độ thạc sĩ đối với giảng viên cơ sở giáo dục Đại học, cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, các Bộ, ngành và cơ quan Nhà nước. Đào tạo trình độ Đại học đối với sinh viên đạt giải Olympic quốc tế, học sinh có năng khiếu đặc biệt trong một số lĩnh vực, ngành nghề đặc thù theo nhu cầu nhân lực trình độ cao.

Dự kiến tổng kinh phí chi toàn bộ Đề án khoảng 2.070 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, cấp hằng năm theo quy định của Luật ngân sách và và trên cơ sở dự toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc đào tạo được thực hiện theo hai phương thức: Đào tạo tập trung toàn thời gian ở nước ngoài và đào tạo phối hợp gồm một phần thời gian ở nước ngoài, một phần thời gian ở trong nước.

Ngành nghề đào tạo: Ưu tiên đào tạo trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, quản lý công, khoa học xã hội và nhân văn, nhất là đối với các ngành nghề mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo, thuộc lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực có nhu cầu cao.

Theo Đề án, tổng quy mô tuyển sinh đào tạo theo Đề án dự kiến khoảng 1.800 cán bộ được đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn từ 2013-2020.

Cụ thể, đào tạo khoảng 1.650 người có trình độ thạc sĩ (từ năm 2013 - 2017 tuyển sinh bình quân khoảng 330 người/1 năm), trong đó chỉ tiêu tuyển sinh dành cho đối tượng giảng viên các cơ sở giáo dục đại học chiếm khoảng 60%; đối tượng thuộc các ngành quân đội và công an chiếm khoảng 10% và đối tượng thuộc các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, các Bộ, ngành, cơ quan khác của nhà nước chiếm khoảng 30%. Cùng với đó đào tạo 150 người có trình độ Đại học…

Việc đào tạo được thực hiện theo hai phương thức: Đào tạo tập trung toàn thời gian ở nước ngoài và đào tạo phối hợp gồm một phần thời gian ở nước ngoài, một phần thời gian ở trong nước.

Ưu tiên đào tạo trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, quản lý công, khoa học xã hội và nhân văn, nhất là đối với các ngành nghề mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo, thuộc lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực có nhu cầu cao.

Về cách thức tuyển sinh: Việc tuyển sinh đào tạo phải bảo đảm nguyên tắc chỉ đào tạo theo nhu cầu của các cơ sở giáo dục đại học, cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, cơ quan nhà nước; khuyến khích tài năng trẻ theo chính sách của nhà nước; người đi học phải được cơ quan chủ quản đề cử và cam kết sau khi tốt nghiệp về làm việc tại cơ quan đó, nếu không hoàn thành khóa học hoặc không theo sự điều động, phân công công việc phải đền bù theo quy định hiện hành./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đào tạo liên kết quốc tế ra đời như thế nào?
Đào tạo liên kết quốc tế ra đời như thế nào?

(VOV) -Tập đoàn Sungei Way Group (Malaysia) có lẽ chính là người đi tiên phong trong việc tổ chức các chương trình LKQT.

Đào tạo liên kết quốc tế ra đời như thế nào?

Đào tạo liên kết quốc tế ra đời như thế nào?

(VOV) -Tập đoàn Sungei Way Group (Malaysia) có lẽ chính là người đi tiên phong trong việc tổ chức các chương trình LKQT.

Không chấp hành điều động, phải bồi hoàn chi phí đào tạo
Không chấp hành điều động, phải bồi hoàn chi phí đào tạo

(VOV) - Người học phải bồi hoàn học phí và các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học đã được ngân sách Nhà nước cấp. 

Không chấp hành điều động, phải bồi hoàn chi phí đào tạo

Không chấp hành điều động, phải bồi hoàn chi phí đào tạo

(VOV) - Người học phải bồi hoàn học phí và các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học đã được ngân sách Nhà nước cấp.