Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

VOV.VN - Là Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, bà K’Nga không chỉ nhiệt tình công tác, cùng các đồng chí của mình thực hiện chức năng giám sát, tổ chức tiếp xúc cử tri, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

4 năm về trước, gia đình chị K’Tâm ở thôn 1, xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) là một hộ thuộc diện khó khăn. 3 sào đất sản xuất cà phê, lúa, bắp theo phương thức canh tác cũ đã không mang lại hiệu quả, cuộc sống kinh tế gia đình luôn rơi vào cảnh thiếu đói. Trước tình cảnh của gia đình, bà K’Nga, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh đã đến tận nhà tìm hiểu, vận động chị chuyển đổi diện tích cây trồng cằn cỗi cho năng suất kém sang trồng dâu nuôi tằm, giúp K’Tâm vay vốn, liên hệ những địa chỉ uy tín để chị ứng mua giống dâu, tằm và học cách nuôi. Sau khi chuyển đổi sang nghề mới, kinh tế của gia đình K’Tâm từng bước được cải thiện. Chị K’Tâm cho biết, thu nhập từ dâu tằm đã giúp chị sửa chữa nhà cửa, con cái đều được học hành.

“Trước thì gia đình tôi trồng cà phê, nhờ sự tuyên truyền của chị K’nga gia đình tôi đã chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cà phê. Với nguồn vốn của Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện hỗ trợ về mua dụng cụ nuôi tằm nong, né đã giúp gia đình tôi có thêm nguồn thu nhập ổn định, lo được chi phí sinh hoạt hàng ngày”, chị K’Tâm nói.

Không chỉ chị K’Tâm mà nhiều gia đình người dân tộc thiểu số K’ho ở xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông đã vươn lên thoát nghèo nhờ thay đổi tập quán sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Để làm được điều đó, đa số cán bộ đảng viên ở xã, trong đó bà K’Nga là một điển hình, đã thể hiện rõ vai trò gương mẫu đi đầu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động  bà con cùng làm theo, góp phần thực hiện tốt những chủ trương lớn đã đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, trong đó tập trung vào Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 10 về việc phát huy vai trò của người có uy tín vận động đồng bào phát triển sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.

Qua 12 năm công tác, dù ở cương vị là cán bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, hay hiện đang là Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã, bà K’Nga đều phát huy tốt vai trò của đảng viên. Bà luôn gần dân, sát dân, bám sát buôn làng, lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời. Nhờ đó, các phong trào do địa phương phát động như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp nhau phát triển kinh tế, chung tay xây dựng nông thôn mới, hiến đất làm đường giao thông, xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư v.v... đều được nhân dân tích cực hưởng ứng. Các hủ tục lạc hậu, phong tục thách cưới, tảo hôn, ma chay rườm rà cũng từng bước được đẩy lùi và loại bỏ. Theo bà K’Nga, là người con của buôn làng và là cán bộ đảng viên nên phải có trách nhiệm xây dựng buôn làng của mình văn minh và phát triển.

“Đối với vấn đề mà xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu như ma chay, cưới hỏi ở địa phương thì tôi cùng với Đảng ủy, UBND xã đã thực hiện tốt vấn đề về tuyên truyền, vận động bà con nhân dân xóa bỏ phong tục lạc hậu trong lao động, sản xuất, đời sống. Ví dụ như trong ma chay thì không để quá 48 tiếng thực hiện theo chủ trương chung của Đảng ủy, Huyện ủy. Vấn đề cưới hỏi cũng giảm bớt các thủ tục thách cưới. Đối với việc bảo tồn giá trị văn hóa cũng được đẩy mạnh, đặc biệt là về vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa về cồng chiêng cũng như điệu múa, điệu hát xoan của dân tộc tại chỗ thì cũng được nâng cao”, bà K’Nga cho biết.

Liêng Srônh là xã có hơn 70% dân cư là dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người K’ho. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Bí thư Đảng ủy xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, mặc dù đời sống kinh tế của người dân đã có sự tiến bộ, phát triển đi lên rất nhiều so với trước nhưng vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần tiếp tục nỗ lực để vươn lên. Vì vậy, việc phát huy tốt vai trò của đảng viên, nhất là những đảng viên người dân tộc thiểu số trong phát triển KT-XH là rất quan trọng. Đảng viên K’Nga đã làm tốt vai trò của mình và trở thành tấm gương tiêu biểu để nhiều đảng viên khác trong xã học tập và noi theo.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, nói: “Qua hơn 10 năm cống hiến cho địa phương, đồng chí K’nga là người rất uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là trong công tác tuyên truyền vận động bà con chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nổi bật nhất là tuyên truyền cho bà con trong việc xã hội hóa để xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, giúp bà con thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, bà K’nga đã giúp đỡ nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Với những đóng góp của bản thân mình trong quá trình công tác, bà K’nga, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh đã nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen của xã, huyện và tỉnh Lâm Đồng; góp phần không nhỏ trong triển khai có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp "Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" được xác định trong Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… Vừ Thị Dợ, đối tượng cầm đầu đã tuyên truyền về tà đạo “Bà Cô Dợ”, dưới hình thức biến tướng của tôn giáo. Mục đích của đối tượng là lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng để phát triển lực lượng; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… Vừ Thị Dợ, đối tượng cầm đầu đã tuyên truyền về tà đạo “Bà Cô Dợ”, dưới hình thức biến tướng của tôn giáo. Mục đích của đối tượng là lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng để phát triển lực lượng; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer
Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số
Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Gia Lai hiện có trên 38.500 hộ nghèo. Trong số đó, gần 89% là hộ dân tộc thiểu số. Tỉnh đang tập trung các giải pháp tạo sinh kế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Gia Lai hiện có trên 38.500 hộ nghèo. Trong số đó, gần 89% là hộ dân tộc thiểu số. Tỉnh đang tập trung các giải pháp tạo sinh kế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Trà Vinh đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng về chính sách dân tộc
Trà Vinh đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng về chính sách dân tộc

VOV.VN - Nội dung tuyên truyền liên quan đến 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho tỉnh Trà Vinh năm 2023 gần 618 tỷ đồng.

Trà Vinh đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng về chính sách dân tộc

Trà Vinh đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng về chính sách dân tộc

VOV.VN - Nội dung tuyên truyền liên quan đến 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho tỉnh Trà Vinh năm 2023 gần 618 tỷ đồng.