Suối cạn, nông dân Đắk Nông ăn ngủ không yên vì lo hạn hán

VOV.VN - Dự báo mùa khô năm nay tại tỉnh Đắk Nông sẽ rất khốc liệt, hiện chính quyền và người dân nơi đây đang tất bật triển khai các giải pháp chống hạn hán.

Hạn hán đã bắt đầu xuất hiện khi Tây Nguyên đang trong cao điểm mùa khô, mực nước trên các sông suối đang giảm nhanh, cục bộ một số nơi đã cạn kiệt nguồn nước, người dân đang đối mặt với một mùa khô được dự báo sẽ rất khốc liệt. 

Bàn tay gầy guộc lần theo những ống bơm nước dẫn từ rẫy cà phê hơn 1ha ra tới suối Đắk Sôr, ông Lê Quang Lâm, ở thôn Quảng Thành, xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô xem xét từng cút nối giữa các đoạn ống. Từ rẫy nhà ông ra tới suối phải nối tới hơn 10 cuộn ống (mỗi cuộn dài 50m), do đó, ông phải kiểm tra, đảm bảo chúng được nối cẩn thận.

Thời điểm này, suối Đắk Sôr đoạn gần rẫy cà phê nhà ông Lâm đã trơ đá và cát, không còn nước để tưới. Nhưng ông Lâm nhận được thông tin đáng mừng từ công ty thuỷ nông, đó là chừng vài ngày nữa sẽ có nước từ hồ thuỷ lợi thuộc huyện Đắk Mil xả về suối Đắk Sôr. Ông Lâm cũng như nhiều hộ đã lắp sẵn bơm, ống, chuẩn bị sẵn sàng đón nước cứu cây trồng.

“Người dân ai cũng lo lắng nên nhiều ngày nay không ăn ngủ được. Suối đã cạn từ hôm mùng 6 Tết đến giờ nên mọi người mong sớm có nước về để tưới cà phê tránh bị hư trái. Năm nay nhiều khả năng hạn nặng hơn, vì mấy năm trước suối vẫn có nước chảy liên tục không bị khô”, ông Lâm lo lắng.

Suối Đắk Sôr là một trong những dòng suối lớn nhất tại huyện Krông Nô, chảy qua 2 xã Đắk Sôr và Nam Xuân. Trên dòng suối này có 3 công trình thuỷ lợi là 3 đập dâng nhằm giữ nước phục vụ tưới trong mùa khô cho cây trồng. Thế nhưng thời điểm này, 3 đập dâng nói riêng và cả dòng suối Đắk Sôr nói chung đã khô kiệt, khoảng 1.300 - 1.500ha cây công nghiệp của bà con nông dân dọc theo suối đối mặt với hạn hán. Nhiều vườn cà phê của người dân trong vùng vì thiếu nước đã có hiện tượng chết cành, nhiều nông dân ăn ngủ không yên vì lo hạn hán.

Ông Nguyễn Văn Đại, Giám đốc Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Đắk Nông, chi nhánh huyện Krông Nô cho biết, năm nay tình hình khô hạn diễn ra khốc liệt hơn nhiều năm. Mực nước ở cả 33 công trình thuỷ lợi trên địa bàn đơn vị quản lý đều đã giảm sâu so với mọi năm, cục bộ một số nơi đã khô kiệt.

Công ty đã phối hợp với các cơ quan chức năng, làm việc với các huyện lân cận như Đắk Mil, Đắk Song đang có nguồn nước còn tương đối ổn định, tiến hành điều tiết về huyện để giúp dân cứu cây trồng. Tuy nhiên, việc điều tiết chỉ có thể giúp người dân có nước tưới cho cây trồng đến đợt tưới nước đến cuối tháng 4. Còn sang tháng 5, nếu tình hình khô hạn vẫn xảy ra khốc liệt, hàng nghìn ha cây trồng sẽ đối mặt với khô hạn.

“Công ty thực hiện điều tiết 2 đợt nước về trên suối Đắk Sôr và thời gian mỗi đợt từ 12-15 ngày, khối lượng nước dự kiến điều tiết từ huyện Đắk Mil và Đắk Song về huyện Krông Nô là từ 300.000 - 500.000m3/đợt. Cơ bản sẽ điều tiết được đến hết đợt thứ 4. Vào đợt 5 rơi vào tháng 5, nếu tình hình hạn hán diễn ra phức tạp hơn có thể sẽ không đảm bảo việc tưới nước”, ông Đại băn khoăn.

Ông Doãn Gia Lộc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Krông Nô cho biết, vụ Đông Xuân này huyện có khoảng 4.600ha cây hàng năm, cùng với đó huyện có gần 30.000ha cây công nghiệp. Mùa khô năm nay đã được dự báo trước sẽ diễn ra khốc liệt, do đó huyện đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường khả năng chống hạn như chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất tập trung, hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, nạo vét kênh mương.

Tuy nhiên, hiện mới vào cuối tháng 2 nhưng cục bộ đã xuất hiện hiện tượng thiếu nước tưới. Nếu mùa khô kéo dài đến tháng 5, tháng 6, một số diện tích cây trồng tại địa bàn các xã như Đắk Sôr, Nam Nung, Nam Xuân, Tân Thành sẽ đối mặt với khô hạn. Huyện Krông Nô đang làm việc với các đơn vị chức năng để tăng cường nguồn nước tưới cho các vùng có khả năng bị hạn.

Ông Doãn Gia Lộc cũng cho biết, huyện đã làm việc với các công ty thuỷ điện trên sông Krông Nô như Thuỷ điện Buôn Kuốp, Thuỷ điện Chư Pông Krông để chủ động điều tiết nước trong mùa khô hạn này, tránh tình trạng lúc dân cần thuỷ điện không xả nước, lúc thuỷ điện xả nước người dân lại không biết để dùng.

“Chúng tôi cũng đã dự báo tình hình từ nay đến cuối vụ nhu cầu nước tưới sẽ tăng cao, nhưng nguồn nước phục vụ sẽ cạn dần đi. Huyện đã phối hợp với các đơn vị như Công ty Thuỷ điện Buôn Kuốp, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Đắk Nông và một số công trình hồ thuỷ điện trên địa bàn, xây dựng lịch điều tiết nước tưới cho hạ du sông Krông Nô, trong đó, có 7 xã ven sông là ảnh hưởng trực tiếp, điều tiết nước tưới cho phù hợp”, ông Lộc thông tin.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường công tác PCCCR mùa khô ở Cà Mau
Tăng cường công tác PCCCR mùa khô ở Cà Mau

VOV.VN - Tỉnh Cà Mau có khoảng 45.000 ha rừng tràm tập trung trong lâm phần rừng U Minh hạ. Đây là loại rừng dễ cháy, cần tăng cường bảo vệ trong mùa khô. Lực lượng chức năng địa phương cùng chủ rừng và người dân địa phương đang tăng cường công tác PCCCR.

Tăng cường công tác PCCCR mùa khô ở Cà Mau

Tăng cường công tác PCCCR mùa khô ở Cà Mau

VOV.VN - Tỉnh Cà Mau có khoảng 45.000 ha rừng tràm tập trung trong lâm phần rừng U Minh hạ. Đây là loại rừng dễ cháy, cần tăng cường bảo vệ trong mùa khô. Lực lượng chức năng địa phương cùng chủ rừng và người dân địa phương đang tăng cường công tác PCCCR.

Đắk Lắk chủ động phòng chống cháy rừng cao điểm mùa khô
Đắk Lắk chủ động phòng chống cháy rừng cao điểm mùa khô

VOV.VN - Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 497.000 héc ta rừng, trong đó 413.000 héc ta rừng tự nhiên và trên 83.000 héc ta rừng trồng. Vào cao điểm mùa khô, các lực lượng chức năng ở Đắk Lắk đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng.

Đắk Lắk chủ động phòng chống cháy rừng cao điểm mùa khô

Đắk Lắk chủ động phòng chống cháy rừng cao điểm mùa khô

VOV.VN - Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 497.000 héc ta rừng, trong đó 413.000 héc ta rừng tự nhiên và trên 83.000 héc ta rừng trồng. Vào cao điểm mùa khô, các lực lượng chức năng ở Đắk Lắk đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng.

Ngành nông nghiệp Bến Tre chủ động phòng, chống hạn mặn mùa khô
Ngành nông nghiệp Bến Tre chủ động phòng, chống hạn mặn mùa khô

VOV.VN - Ngành nông nghiệp Bến Tre khuyến cáo nông dân, thường xuyên theo dõi và cập nhật các bản tin về xâm nhập mặn, tiến hành trữ nước mưa, nước ngọt bằng nhiều hình thức để phục vụ sinh hoạt, sản xuất.  

Ngành nông nghiệp Bến Tre chủ động phòng, chống hạn mặn mùa khô

Ngành nông nghiệp Bến Tre chủ động phòng, chống hạn mặn mùa khô

VOV.VN - Ngành nông nghiệp Bến Tre khuyến cáo nông dân, thường xuyên theo dõi và cập nhật các bản tin về xâm nhập mặn, tiến hành trữ nước mưa, nước ngọt bằng nhiều hình thức để phục vụ sinh hoạt, sản xuất.  

Miền Trung – Tây Nguyên: Khó khăn về cung ứng điện trong mùa khô
Miền Trung – Tây Nguyên: Khó khăn về cung ứng điện trong mùa khô

VOV.VN - Tại khu vực miền Trung- Tây Nguyên, các thủy điện A Vương, Sông Tranh, Sông Bung 4, Ialy… cũng trong tình cảnh thiếu nước, phát điện cầm chừng. Tổng Công ty Điện lực miền Trung đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo nguồn điện, đồng thời khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng điện vào các khung giờ cao điểm.

Miền Trung – Tây Nguyên: Khó khăn về cung ứng điện trong mùa khô

Miền Trung – Tây Nguyên: Khó khăn về cung ứng điện trong mùa khô

VOV.VN - Tại khu vực miền Trung- Tây Nguyên, các thủy điện A Vương, Sông Tranh, Sông Bung 4, Ialy… cũng trong tình cảnh thiếu nước, phát điện cầm chừng. Tổng Công ty Điện lực miền Trung đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo nguồn điện, đồng thời khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng điện vào các khung giờ cao điểm.