Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở Quảng Nam

VOV.VN - Tại tỉnh Quảng Nam, để chủ động tháo gỡ các vướng mắc hiện nay, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh thường xuyên bám sát cơ sở, kịp thời gỡ vướng. Tỉnh cũng ban hành văn bản tích hợp một cách cụ thể, chi tiết đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia để các ban, ngành, địa phương dễ tiếp cận và triển khai.

Xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam có 4 thôn với 15 khu dân cư. Toàn xã có hơn 1.200 hộ, hơn 5.000 nhân khẩu, trong đó gần 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn 2 năm qua, nguồn vốn từ các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã giúp vùng cao này khởi sắc. 100% hộ trên địa bàn xã được sử dụng điện, tất cả trường học trên địa bàn xã đạt chuẩn quốc gia cấp độ I. Đời sống người dân vùng cao được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đạt gần 38 triệu đồng/người/năm.

Ông Nguyễn Thanh Út, người dân tộc Ca Dong, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Trà Mai, huyện Nam Trà My cho biết, địa phương thường xuyên phân công cán bộ xuống thôn, nóc giúp đỡ người dân địa phương triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

“Chúng tôi giao nhiệm vụ các đồng chí là người giám sát trực tiếp ở đó. Nếu có những vướng mắc nào đó thì báo cáo về cho Thường trực Đảng ủy xã. Trong Thường vụ sẽ bàn bạc tháo gỡ những vấn đề vướng mắc để mà thực hiện. Đối với chi bộ thôn thì trong hàng năm đều có chủ trương vào cuộc hết”, ông Nguyễn Thanh Út cho biết.

Hơn 2 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới để tháo gỡ vướng mắc về mặt thủ tục, pháp lý trong quản lý, tổ chức thực hiệnChương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số nội dung cần tiếp tục điều chỉnh.

Cụ thể, 10 dự án thành phần của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 có nhiều dự án nội dung gần như trùng nhau, khó triển khai. Như Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết… có nội dung, mục đích và đối tượng gần như nhau. Nhiều địa phương kiến nghị Chính phủ điều chỉnh, rút gọn các dự án cùng nội dung để vừa tập trung nguồn lực đầu tư. Ngoài ra, có dự án nhiều cơ quan cùng thực hiện, nhiều nội dung chồng chéo giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Đơn cử như Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, có 3 cơ quan cùng thực hiện là Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và cơ quan làm công tác Dân tộc. Người dân một lúc làm việc với nhiều cơ quan vừa mất nhiều thời gian, vừa không hiệu quả.

Theo ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, số lượng văn bản quá nhiều, các nội dung chồng chéo khiến cán bộ cấp xã khó tiếp cận, dẫn đến tâm lý sợ sai khi triển khai các dự án.

“Một số cán bộ xã nhiều lúc nghiên cứu văn bản chưa kỹ, rồi nhiều nội dung văn bản không sát thực tiễn, rất khó triển khai thực hiện. Huyện quán triệt quan điểm cho cán bộ nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, tinh thần dám nghĩ, dám làm phải theo quy định chứ không phải muốn làm gì thì làm đâu. Cuối năm chúng tôi căn cứ vào kết quả giải ngân để xét, đánh giá cán bộ, tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên”, ông Trần Duy Dũng nhấn mạnh.

Năm 2023, tỉnh Quảng Nam được phân bổ gần 1.227 tỷ đồng thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (kể cả vốn năm 2022 chuyển sang). Đến hết tháng 10/2023, tỉnh Quảng Nam đã giải ngân gần 310 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch năm; vốn sự nghiệp giải ngân gần 5 tỷ đồng, đạt khoảng 10% kế hoạch. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam phân công cán bộ, lãnh đạo hàng tháng xuống cơ sở, giám sát quá trình triển khai các dự án, chủ động tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh này tập trung rà soát lại các văn bản còn chồng chéo, vướng mắc để kiến nghị Trung ương tháo gỡ; đồng thời chủ động đưa ra giải pháp giúp cán bộ dễ dàng tiếp nhận nội dung văn bản.

“Tỉnh Quảng Nam có một văn bản tích hợp một cách cụ thể, chi tiết đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia riêng. Sẽ xây dựng một văn bản hướng dẫn chung những nhóm nội dung lớn. Còn đối với nhóm nội dung cụ thể trong triển khai thực hiện những vấn đề liên quan đến các bộ, ngành sẽ có một văn bản tích hợp riêng. Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ họp để rà soát lại từng vấn đề cụ thể để xác định vấn đề nào còn vướng mắc, vướng mắc nằm ở đâu, phạm vi nào thì sẽ bóc tách cụ thể và tổng hợp thành một văn bản”, ông Trần Anh Tuấn cho biết.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị, địa phương được giao vốn chủ động “chạy nước rút”. Dự án nào đã có hướng dẫn rõ ràng, dễ thực hiện thì địa phương tập trung triển khai sớm, bảo đảm hoàn thành tiến độ. Đối với những vướng mắc tại nhiều dự án, tiểu dự án chưa được tháo gỡ, các chủ đầu tư không nên đổ lỗi cho chính sách, trông chờ Trung ương hướng dẫn mà cần chủ động tìm cách tháo gỡ, thực hiện tốt các mục tiêu của dự án.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chương trình mục tiêu quốc gia giúp bà con Bản Cuôn vươn lên phát triển kinh tế
Chương trình mục tiêu quốc gia giúp bà con Bản Cuôn vươn lên phát triển kinh tế

VOV.VN -Phó Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội, Chính phủ đang tiếp tục có những cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình mục tiêu quốc gia để chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới.

Chương trình mục tiêu quốc gia giúp bà con Bản Cuôn vươn lên phát triển kinh tế

Chương trình mục tiêu quốc gia giúp bà con Bản Cuôn vươn lên phát triển kinh tế

VOV.VN -Phó Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội, Chính phủ đang tiếp tục có những cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình mục tiêu quốc gia để chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới.

“Cần có một Chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý các dòng sông chết”
“Cần có một Chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý các dòng sông chết”

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TNMT cho biết, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất các cấp có thẩm quyền cần có một Chương trình mục tiêu quốc gia xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý các dòng sông chết.

“Cần có một Chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý các dòng sông chết”

“Cần có một Chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý các dòng sông chết”

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TNMT cho biết, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất các cấp có thẩm quyền cần có một Chương trình mục tiêu quốc gia xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý các dòng sông chết.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: "Thiết kế 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn lỏng lẻo"
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: "Thiết kế 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn lỏng lẻo"

VOV.VN - Chiều 30/10, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội về những tồn tại, hạn chế và giải pháp để thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững..., các tư lệnh ngành đã giải trình, làm rõ thêm một số nội dung.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: "Thiết kế 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn lỏng lẻo"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: "Thiết kế 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn lỏng lẻo"

VOV.VN - Chiều 30/10, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội về những tồn tại, hạn chế và giải pháp để thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững..., các tư lệnh ngành đã giải trình, làm rõ thêm một số nội dung.