“Thủ lĩnh" làng Chăm ở Bình Thuận

VOV.VN - Từng lời nói, mỗi việc làm của ông Huỳnh Văn Cơ ở làng Chăm, thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân đã thôi thúc bà con ở làng Chăm chí thú làm ăn, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, không để đất trống, không cho mất rừng.

Dấu ấn của "thủ lĩnh" làng Chăm

Thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân hiện có hơn 562 hộ dân, trong đó có 395 hộ là đồng bào Chăm theo tôn giáo Bà ni. Những năm gần đây, đời sống của người dân thôn Phò Trì có nhiều thay đổi, nhất là từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Nhiều con đường liên xóm liên thôn được đổ bê tông khang trang, nhà cửa của bà con được xây dựng kiên cố.... Tình hình an ninh trật tự, khối đại đoàn kết toàn dân tại thôn làng được giữ vững. Nhờ vậy, thôn Phò Trì, xã Tân Thắng 9 năm liền đạt danh hiệu Thôn Văn hóa. Năm 2023 thôn được công nhận là Thôn Nông thôn mới.

Theo người dân trong thôn, sự đổi thay đáng mừng này có sự đóng góp rất nhiều của ông Huỳnh Văn Cơ (64 tuổi), người đã có gần 20 năm gắn bó với công việc là trưởng thôn và cũng là người có uy tín ở làng Chăm.

Nói về vị trưởng thôn, người có uy tín ở làng mình, ông Thông Văn Tàu cho biết: “Ông Cơ làm việc rất nhiệt huyết. Với trách nhiệm trưởng thôn, ông hết mình với bà con trong làng, ai khó khăn, ai gặp hoạn nạn ông đều phối hợp giúp đỡ”.

Còn ông Thông Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cho biết, trong suốt chặng đường phát triển của thôn Phò Trì, luôn có hình bóng của vị trưởng thôn tận tâm Huỳnh Văn Cơ. 

“Ông Huỳnh Văn Cơ là Trưởng thôn, ông cũng được tỉnh công nhận là người có uy tín trong vùng đồng bào Chăm ở đây, giúp thôn Phò Trì đạt chuẩn nông thôn mới của xã. Sự lãnh đạo điều hành của ông đối với thôn, đa số bà con đều hài lòng, ngày càng tín nhiệm. Cụ thể, bộ mặt nông thôn thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm, như năm 2017 thôn có đến 200 hộ nghèo, đến nay chỉ còn 26 hộ nghèo, đời sống bà con nâng lên, ai cũng có công ăn việc làm ổn định, thu nhập đều ở mức khá trở lên”, ông Thông Văn Linh cho hay.

Để giúp bà con người Chăm ở thôn Phò Trì có công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, thời gian qua, ông Cơ đã vận động được 4 lớp dạy nghề ngắn hạn với 115 học viên. Trung tâm Dạy nghề huyện Hàm Tân trực tiếp dạy tại thôn với các nghề như: May công nghiệp, chăn nuôi thú y, sơ cấp xây dựng, trồng rau an toàn.

Nỗ lực hơn nữa vì đời sống đồng bào Chăm

Trong thời gian qua, ông luôn tích cực cùng chính quyền và Đồn Biên phòng Tân Thắng giữ gìn an ninh trật tự. Ông Huỳnh Văn Cơ cho biết, thôn kết nghĩa với Mặt trận tổ quốc huyện Hàm Tân và Đồn Biên phòng Tân Thắng để hỗ trợ chăm lo đời sống cho bà con.

“Cả 3 đơn vị này cùng tạo điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cụ thể qua giao lưu kết nghĩa này đã đề xuất cùng nhau tháo gỡ, có những biện pháp hay để giúp đỡ bà con. Như vừa qua những nơi chưa có điện thì giờ cũng có điện đưa về, đường sá khó khăn đi lại thì giờ cũng được vận động sửa chữa”, ông Huỳnh Văn Cơ nói.

Với những việc làm thiết thực của mình, ông Huỳnh Văn Cơ là một trong hai người có uy tín được Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận chọn cử tham dự Chương trình "Điểm tựa của bản làng", tôn vinh người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới trên toàn quốc. Đây là chương trình do Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đồng thực hiện.

“Đối với chương trình “Điểm tựa của bản làng” chủ yếu là khu vực biên giới. Bình Thuận đặc thù không có biên giới giáp ranh với các nước, tuy nhiên có biên giới biển. Hai đại biểu đại diện cho tỉnh Bình Thuận tiêu biểu trong việc vận động đồng bào thực hiện những nội dung chủ trương chính sách về khu vực biên giới biển, đồng thời cũng là người có thành tích tiêu biểu”, ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết

Bằng uy tín, kinh nghiệm, am hiểu phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc Chăm cùng với nhiệt huyết và sự tận tâm của mình, ông Huỳnh Văn Cơ ngày càng đóng góp hiệu quả cho sự thay đổi của làng Chăm. Người dân thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận xem ông là một thủ lĩnh trong xây dựng làng quê ngày càng giàu đẹp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc
Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc

VOV.VN - Thời gian qua, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, luôn coi việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là đòn bẩy để giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo. Qua đó, các dự án, tiểu dự án luôn được triển khai một cách tích cực.

Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc

Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc

VOV.VN - Thời gian qua, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, luôn coi việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là đòn bẩy để giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo. Qua đó, các dự án, tiểu dự án luôn được triển khai một cách tích cực.

Lai Châu khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Lự
Lai Châu khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Lự

VOV.VN - Tối qua (30/12), Ngày hội Văn hóa dân tộc Lự đã được khai mạc tại Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu). Đây là sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Lự nói riêng, các dân tộc của tỉnh Lai Châu nói chung và là hoạt động chào năm mới 2024.

Lai Châu khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Lự

Lai Châu khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Lự

VOV.VN - Tối qua (30/12), Ngày hội Văn hóa dân tộc Lự đã được khai mạc tại Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu). Đây là sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Lự nói riêng, các dân tộc của tỉnh Lai Châu nói chung và là hoạt động chào năm mới 2024.

Chăm lo các điều kiện vật chất tinh thần cho học sinh vùng dân tộc thiểu số
Chăm lo các điều kiện vật chất tinh thần cho học sinh vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tỉnh miền núi Yên Bái đang tích cực triển khai các giải pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh vùng dân tộc thiểu số. Ngoài áp dụng, thực hiện đúng, đủ các chính sách hỗ trợ học sinh bán trú cùa Nhà nước, tỉnh còn áp dụng thêm một số chính sách dành cho các em thôi hưởng chính sách bán trú ở địa bàn còn nhiều khó khăn.

Chăm lo các điều kiện vật chất tinh thần cho học sinh vùng dân tộc thiểu số

Chăm lo các điều kiện vật chất tinh thần cho học sinh vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tỉnh miền núi Yên Bái đang tích cực triển khai các giải pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh vùng dân tộc thiểu số. Ngoài áp dụng, thực hiện đúng, đủ các chính sách hỗ trợ học sinh bán trú cùa Nhà nước, tỉnh còn áp dụng thêm một số chính sách dành cho các em thôi hưởng chính sách bán trú ở địa bàn còn nhiều khó khăn.

Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số
Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Ngày 29/12, tại Đài phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Ngày 29/12, tại Đài phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc: Khó từ sáng tác đến biểu diễn
Tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc: Khó từ sáng tác đến biểu diễn

Trong làng nhạc Việt, nhiều chương trình, dàn nhạc “đỏ mắt” tìm mà không thấy tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc. Ở chiều ngược lại, cũng rất ít nhạc sĩ mặn mà với dòng nhạc này vì khó và việc phổ biến, dàn dựng cũng không dễ dàng… Đây là thực tế đang diễn ra khiến nhạc dân tộc có ít tác phẩm được sáng tác và biểu diễn.

Tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc: Khó từ sáng tác đến biểu diễn

Tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc: Khó từ sáng tác đến biểu diễn

Trong làng nhạc Việt, nhiều chương trình, dàn nhạc “đỏ mắt” tìm mà không thấy tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc. Ở chiều ngược lại, cũng rất ít nhạc sĩ mặn mà với dòng nhạc này vì khó và việc phổ biến, dàn dựng cũng không dễ dàng… Đây là thực tế đang diễn ra khiến nhạc dân tộc có ít tác phẩm được sáng tác và biểu diễn.