Giảm thiểu tác động khai thác khoáng sản đến công viên địa chất toàn cầu Cao Bằng

VOV.VN - Hiện trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng đang có hàng chục mỏ khai thác khoáng sản đã được cấp phép hoạt động, chủ yếu là các mỏ khai thác vật liệu xây dựng thông thường có nguy cơ ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường khu vực.

Chính quyền và ngành chức năng Cao Bằng đang khẩn trương tìm giải pháp nhằm giảm thiếu tác động của hoạt động này nhưng đồng thời đảm bảo bài toán phát triển kinh tế trước mắt tại địa phương.

Qua rà soát, Cao Bằng xác định trước mắt 24 mỏ khai thác khoáng sản dọc 3 con đường du lịch trải nghiệm cần phải có phương án xử lý. Trong số này có tới 22 mỏ đá, 1 mỏ sét và 1 mỏ khai thác niken-đồng. 24 mỏ thành được chia làm 3 nhóm xử lý riêng biệt. Nhóm thứ nhất gồm 8 mỏ nằm chính diện gương khai thác sẽ buộc phải đóng cửa, tìm vị trí khai thác mới. Nhóm thứ hai gồm 5 mỏ có thể quan sát một phần sẽ điều chỉnh diện tích, trữ lượng và có phương án giảm thiểu tác động môi trường. Nhóm thứ ba gồm 11 mỏ có thể quan sát một phần nhỏ diện tích khai thác sẽ buộc phải xử lý tầm nhìn như trồng cây, xây kè chắn, điều chỉnh gương, thay đổi thiết kế khai thác…

Hiện nay trong số 8 mỏ của nhóm thứ nhất đã có 7 mỏ dừng hoạt động khai thác. Mặc dù ủng hộ chủ trương bảo vệ cảnh quan khu vực công viên địa chất, một số doanh nghiệp cũng mong muốn, tỉnh sớm thông qua phương án xử lý cụ thể và có hướng tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp chịu tác động.

Ông Lưu Xuân Bình, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Việt Phát nói: "Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chúng tôi đã nộp đầy đủ cho trữ lượng đăng ký khai thác cho 30 năm, đến nay chúng tôi mới khai thác được 7 năm. Bây giờ dừng hoạt động ngay thiệt thòi cho chúng tôi là rất nhiều, từ vốn đầu tư ban đầu đến tiền cấp quyền khai thác. Chúng tôi mong muốn đẩy nhanh công tác rà soát, và cho phép được tiếp tục được hoạt động dài tại mỏ đá Tàng Cải này với phương án được hoạt động lâu dài để tiếp tục xử lý cảnh quan gương khai thác còn đang dang dở".

Khu vực công viên địa chất được công nhận nằm ở khu vực rộng lớn thuộc các huyện như Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hà Quảng, Quảng Hòa, Thạch An, Hòa An là những vùng tập trung hầu hết mỏ khai thác vật liệu xây dựng của tỉnh Cao Bằng. Việc tác động cùng lúc lên hàng chục mỏ cũng gây không ít lo ngại cho người dân bởi giá vật liệu xây dựng có thể tăng đột biến. Giải quyết vấn đề này, năm 2020 tỉnh Cao Bằng cũng đã phê duyệt bổ sung 14 mỏ vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Ông Nguyễn Xuân Tiếp, Trưởng phòng đo đạc và khoáng sản, Sở TN&MT Cao Bằng cho biết kiên quyết không bổ sung quy hoạch mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường trong các khu vực thuộc tuyến du lịch, những con đường có khách tham quan đi qua hoặc có thể làm xấu cảnh quan môi trường. Đối với các mỏ đã cấp phép tỉnh sẽ sớm có lộ trình xử lý nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế của người dân và doanh nghiệp: "Với những hoạt động đã đầu tư của doanh nghiệp và nhu cầu vật liệu của người dân trên địa bàn. Cũng như hiện nay trình tự thủ tục thời gian tạo ra mỏ khai thác mới cần nhiều trình tự, nấc bước, cần khá nhiều chi phí thời gian, tài chính của doanh nghiệp, vì vậy xử lý các mỏ trong vùng công viên thì sở cũng tham mưu cho tỉnh cần xử lý theo hướng có lộ trình, trình tự và đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp cũng như của nhà nước".

Ông Dương Hiển Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa qua địa phương này cũng đã từ chối một số dự án xây dựng nhà máy điện, chế biến lâm sản sau khi đánh giá sẽ có tác động trực tiếp đến khu vực công viên địa chất.

Quan điểm chung của huyện trong việc bảo vệ công viên địa chất nhất quán là nhất quán bảo vệ, coi đó là nhiệm vụ chính trị địa phương. Bởi đây là tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, văn hóa, kinh tế của huyện. Huyện không chấp thuận bất cứ công trình nào có thể ảnh hưởng, phá vỡ cảnh quan, môi trường.

Với việc được công nhận là công viên địa chất toàn cầu, Cao Bằng đang đứng trước những tiềm năng, thời cơ rất lớn để phát triển kinh tế địa phương. Do đó, việc sớm có phương án đảm bảo cảnh quan môi trường khu vực công viên sẽ góp phần thu hút các nhà đầu tư và du khách, cụ thể hóa mục tiêu đưa du lịch trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế của Cao Bằng đúng như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ai tiếp tay nạn khai thác khoáng sản trái phép ở Tà Nung, Đà Lạt?
Ai tiếp tay nạn khai thác khoáng sản trái phép ở Tà Nung, Đà Lạt?

VOV.VN - Những ngày này, nạn khai thác khoáng sản trái phép tại thôn 4, xã Tà Nung, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) lại diễn ra công khai. Nhiều khu vực núi đồi vô tư bị đào xới, mổ xẻ để lấy đất và khai thác đá, trong khi chính quyền địa phương lơ là và bất lực.

Ai tiếp tay nạn khai thác khoáng sản trái phép ở Tà Nung, Đà Lạt?

Ai tiếp tay nạn khai thác khoáng sản trái phép ở Tà Nung, Đà Lạt?

VOV.VN - Những ngày này, nạn khai thác khoáng sản trái phép tại thôn 4, xã Tà Nung, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) lại diễn ra công khai. Nhiều khu vực núi đồi vô tư bị đào xới, mổ xẻ để lấy đất và khai thác đá, trong khi chính quyền địa phương lơ là và bất lực.

Phát hiện 4 ô tô vận chuyển khai thác khoáng sản trái phép ở Phú Thọ
Phát hiện 4 ô tô vận chuyển khai thác khoáng sản trái phép ở Phú Thọ

VOV.VN - Công an Thanh Sơn, Phú Thọ vừa mới phát hiện 4 ô tô vận chuyển khai thác khoáng sản trái phép.

Phát hiện 4 ô tô vận chuyển khai thác khoáng sản trái phép ở Phú Thọ

Phát hiện 4 ô tô vận chuyển khai thác khoáng sản trái phép ở Phú Thọ

VOV.VN - Công an Thanh Sơn, Phú Thọ vừa mới phát hiện 4 ô tô vận chuyển khai thác khoáng sản trái phép.

Lợi dụng dịch Covid-19 ở Đà Nẵng để  khai thác đất đá, khoáng sản trái phép
Lợi dụng dịch Covid-19 ở Đà Nẵng để khai thác đất đá, khoáng sản trái phép

VOV.VN - Tại thành phố Đà Nẵng, thời gian gần đây, lợi dụng việc các địa phương lo tập trung chống dịch Covid-19, một số nơi nạn khai thác đất, đá, khoáng sản trái phép gia tăng.

Lợi dụng dịch Covid-19 ở Đà Nẵng để  khai thác đất đá, khoáng sản trái phép

Lợi dụng dịch Covid-19 ở Đà Nẵng để khai thác đất đá, khoáng sản trái phép

VOV.VN - Tại thành phố Đà Nẵng, thời gian gần đây, lợi dụng việc các địa phương lo tập trung chống dịch Covid-19, một số nơi nạn khai thác đất, đá, khoáng sản trái phép gia tăng.