Tuyến Metro nghìn tỷ Bến Thành - Suối Tiên quá nhiều sai phạm “khủng“

VOV.VN - Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kết quả về dự án Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên, trong đó chỉ ra nhiều sai phạm của dự án này.
 

Việc UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên) bị đánh giá là chưa đúng thẩm quyền. Đáng chú ý, nhiều nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư bị cho là chưa phù hợp.

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kết quả về dự án Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên, trong đó chỉ ra nhiều sai phạm của dự án này.

Đây là những nội dung vừa được Kiểm toán Nhà nước đưa ra trong báo cáo kiểm toán dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 của TP Hồ Chí Minh.

Chỉ tính riêng gói thầu 1a (thuộc dự án dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên), việc xác định đơn giá và tính toán sai khối lượng làm tăng giá trị dự toán hơn 1.680 tỷ đồng.

Ngoài những sai phạm tại các gói thầu, Kiểm toán Nhà nước còn chỉ ra những sai phạm trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán.

Kiểm toán phát hiện chênh lệch hàng nghìn tỷ đồng

Cụ thể, đối với dự toán gói thầu 1a, việc xác định đơn giá và tính toán sai khối lượng làm tăng giá trị dự toán hơn 1.680 tỷ đồng. Trong đó, sai khối lượng gần 45 tỷ đồng, sai đơn giá hơn 1.500 tỷ đồng, một số khối lượng công việc không đủ cơ sở tính toán để xác định giá trị gần 417 tỷ đồng…

Theo Kiểm toán Nhà nước, sau khi loại bỏ các sai sót, giá trị dự toán (không bao gồm giá trị không đủ cơ sở tính toán) thấp hơn giá trúng thầu 486 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước cũng yêu cầu xử lý các tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm. Ảnh: Internet

“Hơn nữa, theo quy định Ban Quản lý đường sắt đô thị (QLĐSĐT) phải phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng, trình UBND TP.HCM phê duyệt kết quả thẩm định. Nhưng Ban QLĐSĐT tự phê duyệt kết quả thẩm định dự toán là không đúng thẩm quyền”, báo cáo kiểm toán nêu rõ.

Đối với gói thầu 1b, qua kiểm toán phát hiện chênh lệch giảm hơn 982 triệu yên (hơn 680,4 tỷ đồng) và 454 tỷ đồng. Cụ thể, áp dụng định mức tỉ lệ chi phí chung bằng 13%, chi phí thiết kế bằng 3%  không phù hợp với quy định. Đồng thời, tính sai khối lượng tường Barrette đoạn hầm đào hở, sai khối lượng phân bổ máy đào….

Đặc biệt, một số khoản mục chi phí trong giá gọi thầu 1b còn chưa đủ cơ sở để xác định với giá trị khoảng 1.420 tỷ đồng (tương đương 32% giá trị gói thầu). Cụ thể, chi phí thiết kế và chế tạo máy khoan TBM, tính toán khấu hao toàn bộ thiết bị đào hầm TBM, một số khoản mục chi phí không có thiết kế, không có sơ sở xác định về khối lượng, đơn giá, định mức…

Tại gọi thầu số 2, việc tính toán sai sót về định mức, đơn giá và khối lượng dẫn đến làm tăng giá trị gói thầu với giá trị trên 3.277 tỷ đồng và 1.352 triệu yên. Cụ thể, áp dụng hệ số công tác khoan nhồi, xác định cự ly vận chuyển vật liệu từ mỏ đá đến hiện trường thi công trung bình 38km chưa phù hợp quy định…. Bên cạnh đó, việc phê duyệt giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu chỉ ghi duy nhất bằng đồng tiền yên là chưa tuân thủ điều kiện hợp đồng.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra sai phạm trong việc thiết kế lớp vỏ hầm. Trong đó Ban QLDA đã tự ý hạ tường vây ngầm metro số 1 TP.HCM có độ dày từ 2m xuống còn 1,5 m.

“Trách nhiệm liên quan đến sai sót trên thuộc về UBND TP, chủ đầu tư là Ban QLĐSĐT và đơn vị tư vấn thiết kế”, kết luận Kiểm toán Nhà nước nêu rõ.

Sai phạm nghiêm trọng trong công tác đấu thầu

Liên quan đến công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu. Kiểm toán cũng chỉ ra sai sót hàng loạt ở gói thầu 1a. Cụ thể, Ban QLĐSĐT không sơ tuyển (theo quy định hợp đồng hơn 1 tỷ đồng phải tiến hành sơ tuyển), không đăng báo khi thay đổi thời gian đóng thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu dài hơn quy định quá 22 ngày.

Bên cạnh đó, trong quá trình làm rõ hồ sơ mời thầu, Ban QLĐSĐT thay đổi nội dung thiết kế kỹ thuật đã được UBND TP phê duyệt là trái thẩm quyền. Cụ thể, theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đoạn tường chắn giao cắt với tuyến 4 là công trình tạm sẽ phải phá dỡ trong phạm vi của gói thầu 1a. Tuy nhiên, Ban QLĐSĐT đã điều chỉnh quyết định để lại đoạn tường chắn này.

“Việc điều chỉnh này dẫn đến nhà thầu thi công tuyến số 1 sẽ không phải phá bỏ công trình tạm của mình và để lại 198m tường bê tông dày 1,5 m trong phạm vi giao cắt với tuyến số 4. Theo nghiên cứu của Sapror, chi phí tháo dỡ đoạn tường này khoảng 200 tỷ đồng…”, kiểm toán chỉ rõ sai phạm tại kết luận .

Bên cạnh đó, trong thiết kế kỹ thuật một số công việc tạm tính chưa xác định được chi phí (chi phí trả lại hình trạng công trình, cung cấp và duy trì dịch vụ hiện trường), nhưng Ban QLĐSĐT không quy định đo đạc thanh toán trong hồ sơ mời thầu những công việc tạm tính này mà phân bổ trong đơn giá thanh toán công việc chính gây khó khăn trong công tác quản lý khối lượng và chi phí.

Đặc biệt là Ban QLĐSĐT phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu chưa phù hợp quy trình lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu, do chưa kết thúc đàm phán và chưa báo cáo người quyết định đầu tư.

Đối với gói thầu 1b, Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, bản vẽ thiết kế cơ sở hồ sơ mời thầu được lập và phê duyệt (cổng lên xuống số 4 và hầm) có những nội dung không phù hợp với thiết kế cơ sở của dự án được duyệt là không tuân thủ các căn cứ lập hồ sơ mời thầu. Đặc biệt, quá trình xác định gói thầu 1b sai sót dẫn đến giá gói thầu được xác định lại thấp hơn giá trúng thầu với giá trị hơn 676 tỷ đồng.

Đối với gói thầu số 2, UBND TP.HCM phê duyệt hơn 63 tỷ yên chưa phù hợp với khai toán của gói thầu CP 2 trong hồ sơ tổng mức đầu tư của dự án về cơ cấu đồng tiền (khai toán gói thầu CP 2 là hơn 8,7 tỷ yên và hơn 8.000 tỷ đồng)…

Dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên) còn rất nhiều hạng mục chưa hoàn thiện.

Theo Kiểm toán Nhà nước, kết quả thương thảo hợp đồng đã giảm từ hơn 3 tỷ yên so với giá trúng thầu. Nội dung giảm chủ yếu do giảm hạng mục xây dựng tòa nhà công ty, giảm nội dung giám sát công tác bảo dưỡng. Giá trúng thầu là hơn 26 tỷ yên và  hơn 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá gói thầu được duyệt sai về đồng tiền dẫn đến kết quả đánh giá không chính xác.

Nên giá gói thầu duyệt theo đúng nội dung hiệp định thì giá trúng thầu sau khi thương thảo vẫn cao hơn giá gói thầu là trên 1.495 tỷ đồng, không đủ điều kiện ký kết hợp đồng theo quy định của hồ sơ mời thầu và Luật Đấu thầu.

Gói thầu số 3, cũng có sai sót về thời gian sơ tuyển các nhà thầu (quy định thời gian sơ tuyển là 45 ngày nhưng thực tế là 115 ngày). Bên cạnh đó, quá trình đấu thầu kéo dài ba năm làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án…

Về các gói thầu chung, tại thời điểm đóng thầu Liên danh NJPT chưa đáp ứng được yêu cầu sơ tuyển theo quy định. Cụ thể, thành viên liên danh PBJ tại thời điểm nộp hồ sơ mời thầu chưa cung cấp được đăng ký kinh doanh chứng minh đủ điều kiện tham gia liên danh…

Với nhiều sai sót trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính theo kết quả kiểm toán là hơn 2.898 tỷ đồng. Trong đó, thu hồi ngân sách Nhà nước hơn 18,2 tỷ đồng, nộp thuế giá trị gia tăng là gần 54 tỷ đồng, giảm trừ thanh toán cho các nhà thầu là hơn 96,5 tỷ đồng, hoàn trả nguồn tạm ứng quá hạn hơn 17,9 tỷ đồng, xử lý khác 2.648 tỷ đồng…

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) là một trong 8 tuyến Metro trong quy hoạch của TPHCM. Dự án có bốn gói thầu chính sử dụng vốn vay ODA từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) bao gồm ba gói thầu xây dựng và một gói thầu cơ điện.

Các gói thầu 1a: Nhà ga Trung tâm Bến Thành và đoạn ngầm từ Nhà ga Bến Thành đến Nhà ga Nhà hát TP.HCM (do Liên danh nhà thầu Sumitomo Mitsui-CIENCO 4 thực hiện), triển khai thi công từ ngày 17/11/2016, đến nay đã hoàn tất 114/114 tấm tường vây khu vực Nhà ga Bến Thành và 213/254 tấm tường vây đoạn đào hở trên đường Lê Lợi. Tính đến đầu tháng 3/2018, tổng khối lượng đạt 28%.

Gói thầu 1b: Đoạn từ Nhà ga Nhà hát thành phố đến Ba Son, gồm hai nhà ga ngầm và 781m hầm đôi đào bằng máy đào TBM) do Liên danh nhà thầu Shimizu-Meada thực hiện. Đến tháng 3/2018, robot đã tiến hành đào thông hầm kết nối thông suốt với nhà ga ngầm Nhà hát TPHCM./.

Hàng loạt cán bộ Ban QLDA đường sắt đô thị TPHCM nghỉ việc và nộp đơn xin nghỉ việc

Theo thông tin, đến thời điểm hiện tại có 52/173 cán bộ Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã nghỉ, nộp đơn xin nghỉ việc.

Cụ thể, tính từ tháng 7/2016 đến tháng 11, có tới 45 người trên tổng số 173 người ban này nghỉ việc. Trong số đó có 5 lãnh đạo phòng ban, 37 chuyên viên…

Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM Lê Nguyễn Minh Quang cũng đã 2 lần có đơn xin nghỉ việc. Nhiều lãnh đạo trong Ban như ông Hoàng Như Cương, Bí thư đảng ủy, Phó ban đã nộp đơn lên TPHCM xin nghỉ việc (ngày 16/11); ông Dương Hữu Hòa, Chủ tịch công đoàn Ban, Giám đốc Ban Quản lý dự án 1 đã nộp đơn xin nghỉ việc lần 3 (trong quãng thời gian từ 25/10 - 14/11); Ông Phan Nhật Linh, Trưởng phòng kế hoạch - hợp đồng, cũng nộp đơn xin nghỉ việc 2 lần (từ 25/10).

Với việc có nhiều cán bộ, người lao động nghỉ và xin nghỉ việc, trong báo cáo gửi UBND TP hồi tháng 11, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM nêu đang gặp những khó khăn về nhân sự chủ chốt, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị được thành lập theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 13/09/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố HCM với chức năng, nhiệm vụ là Chủ đầu tư các dự án đường sắt đô thị thành phố. Có thời điểm, Ban Quản lý Đường sắt đô thị có tới 229 viên chức, người lao động.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xem 'siêu robot' đào hầm Metro đầu tiên tại trung tâm TP HCM
Xem 'siêu robot' đào hầm Metro đầu tiên tại trung tâm TP HCM

VOV.VN - Đường hầm đầu tiên nối ga Ba Son - ga Nhà hát TP HCM, thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) do 'siêu robot' TBM đào đã hoàn thành.

Xem 'siêu robot' đào hầm Metro đầu tiên tại trung tâm TP HCM

Xem 'siêu robot' đào hầm Metro đầu tiên tại trung tâm TP HCM

VOV.VN - Đường hầm đầu tiên nối ga Ba Son - ga Nhà hát TP HCM, thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) do 'siêu robot' TBM đào đã hoàn thành.

Ngày cận Tết, cần cẩu đổ sập ở công trình Metro Bến Thành - Suối Tiên
Ngày cận Tết, cần cẩu đổ sập ở công trình Metro Bến Thành - Suối Tiên

Chiếc xe chuyên dụng đang cẩu những khối bê tông mất thăng bằng lật ngửa khiến cần cẩu dài hàng chục mét đổ sập ra hướng xa lộ Hà Nội

Ngày cận Tết, cần cẩu đổ sập ở công trình Metro Bến Thành - Suối Tiên

Ngày cận Tết, cần cẩu đổ sập ở công trình Metro Bến Thành - Suối Tiên

Chiếc xe chuyên dụng đang cẩu những khối bê tông mất thăng bằng lật ngửa khiến cần cẩu dài hàng chục mét đổ sập ra hướng xa lộ Hà Nội

Tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên sắp bị dừng thi công do nợ nhà thầu
Tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên sắp bị dừng thi công do nợ nhà thầu

VOV.VN -Nếu không được giải ngân, dự án đường sắt đô thị tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên sẽ buộc phải ngừng thi công trong tháng 12/2018.

Tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên sắp bị dừng thi công do nợ nhà thầu

Tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên sắp bị dừng thi công do nợ nhà thầu

VOV.VN -Nếu không được giải ngân, dự án đường sắt đô thị tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên sẽ buộc phải ngừng thi công trong tháng 12/2018.

Nguy cơ dừng thi công đường sắt Bến Thành – Suối Tiên
Nguy cơ dừng thi công đường sắt Bến Thành – Suối Tiên

Hiện một số nhà thầu đã chính thức có công văn đề nghị giãn tiến độ thi công và có thể sẽ dừng thi công nếu tiến độ giải ngân tiếp tục chậm trễ.

Nguy cơ dừng thi công đường sắt Bến Thành – Suối Tiên

Nguy cơ dừng thi công đường sắt Bến Thành – Suối Tiên

Hiện một số nhà thầu đã chính thức có công văn đề nghị giãn tiến độ thi công và có thể sẽ dừng thi công nếu tiến độ giải ngân tiếp tục chậm trễ.

“Đột kích” nơi lắp ráp robot đào hầm khổng lồ tuyến metro số 1 ở TPHCM
“Đột kích” nơi lắp ráp robot đào hầm khổng lồ tuyến metro số 1 ở TPHCM

Hàng trăm kỹ sư, công nhân đang khẩn trương lắp ráp robot TBM dưới lòng đất giữa trung tâm Sài Gòn để chuẩn bị đào hầm thông hai nhà ga.

“Đột kích” nơi lắp ráp robot đào hầm khổng lồ tuyến metro số 1 ở TPHCM

“Đột kích” nơi lắp ráp robot đào hầm khổng lồ tuyến metro số 1 ở TPHCM

Hàng trăm kỹ sư, công nhân đang khẩn trương lắp ráp robot TBM dưới lòng đất giữa trung tâm Sài Gòn để chuẩn bị đào hầm thông hai nhà ga.