Các tỉnh ĐBSCL khẩn trương triển khai gói hỗ trợ người dân ảnh hưởng bởi đại dịch

VOV.VN - Hiện nay, nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đang tích cực triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn, triển khai đến cán bộ toàn ngành phối hợp các đơn vị liên quan ở các cấp triển khai đến các doanh nghiệp, đơn vị và các đối tượng thụ hưởng để kịp thời tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, chi trả tiền hỗ trợ cho đối tượng.

Ông Phạm Việt Công, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện nay đã thực hiện hỗ trợ đối với những người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người bán vé số dạo từ nguồn ngân sách của tỉnh. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, các huyện, thành phố đang tham gia hỗ trợ gạo cho hộ nghèo, cận nghèo. Tính đến ngày 20/7 đã có tổng số hơn 52.200 nhân khẩu của hơn 15.700 hộ nghèo, cận nghèo được nhận hỗ trợ, đạt 47% kế hoạch. Còn đối với người lao động bán vé số dạo địa phương đã rà soát có hơn 6.600 người.

Theo ông Phạm Việt Công hiện địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, người dân chỉ được đi ra đường khi có nhu cầu thật cần thiết, nên việc triển khai chính sách hỗ trợ trong lúc này gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, để giải quyết khó khăn trên, nhằm giúp người dân hưởng chính sách hỗ trợ một cách đầy đủ, kịp thời, không bỏ sót đối tượng thì các cấp huyện, xã đã triển khai thực hiện với nhiều hình thức phù hợp, linh hoạt và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

"Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai nhanh chóng, kịp thời chính xác các gói hỗ trợ này đến doanh nghiệp, người dân. Việc triển khai chính sách hỗ trợ đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, Sở Lao động đã có văn bản triển khai, hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp khi mà chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn thì gửi đến phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, thành phố tiếp nhận, thẩm định để tham mưu UBND cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ thông qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội".

Tại Vĩnh Long, UBND tỉnh vừa có Quyết định ban hành chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động. Theo đó các đối tượng được hỗ trợ gồm, người lao động là người bán vé số (bao gồm người bán vé số lưu động hoặc người khuyết tật bán vé số cố định tại một địa điểm). Người lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) làm một trong các công việc sau bán hàng rong (bán dạo), buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định, thu mua ve chai, phế liệu lưu động, chạy xe honda khách (xe ôm), bán đồ ăn vặt không có địa điểm cố định; bán thức uống nhỏ lẻ tại lề đường, tại các chợ, tại trước trụ sở các cơ quan, trường học.

Điều kiện để được hỗ trợ là người lao động nêu trên phải từ đủ 16 tuổi trở lên và đang cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo quy định của Luật cư trú. Các đối tượng nêu trên phải có thời gian làm công việc đó từ 01 tháng trở lên (tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ) và có thu nhập chính từ công việc này. Các đối tượng trên mỗi ngày được hỗ trợ 50.000 đồng/người.

Đối với người lao động là người bán vé số thì nguồn kinh phí thực hiện là từ nguồn kinh phí hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Vĩnh Long. Còn đối với các đối tượng còn lại thì thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Bà Huỳnh Thị Mỹ Hà, Phó giám đốc sở LĐ – TB&XH tỉnh Vĩnh Long cho biết thêm: "Khi UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ thì ngành tài chính và XSKT trong một ngày chuyển tiền  về cho địa phương. Dự kiến vào thứ bảy ngày 24/7, kinh phí sẽ chuyển về cấp huyện, thứ hai ngày 26/7 các xã sẽ làm thủ tục rút tiền từ huyện về địa phương và ngày thứ ba 27/7 các xã sẽ chỉ hỗ trợ cho người dân".

Một số địa phương khác trong khu vực ĐBSCL đang triển khai thực hiện Nghị quyết này nhằm hỗ trợ đời sống, giúp các hộ nghèo vượt qua giai đoạn khó khăn này. Để kịp thời hỗ trợ cho những đối tượng theo Nghị quyết 68, việc triển khai cần phải nhanh chóng, kịp thời chính sách hỗ trợ đến doanh nghiệp, người dân. Trong đó, yêu cầu thực hiện đảm bảo quy trình, thủ tục và thời gian theo các văn bản quy định từ Trung ương và địa phương, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng người, đúng đối tượng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu khẩn trương thực hiện gói hỗ trợ lao động, doanh nghiệp mùa dịch
Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu khẩn trương thực hiện gói hỗ trợ lao động, doanh nghiệp mùa dịch

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH vừa có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu khẩn trương thực hiện gói hỗ trợ lao động, doanh nghiệp mùa dịch

Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu khẩn trương thực hiện gói hỗ trợ lao động, doanh nghiệp mùa dịch

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH vừa có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Mỗi người bán vé số tại An Giang được hỗ trợ 1.500.000 đồng
Mỗi người bán vé số tại An Giang được hỗ trợ 1.500.000 đồng

VOV.VN - Để đảm bảo đời sống cho người lao động đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh An Giang thống nhất hỗ trợ người bán vé số lẻ với số tiền 1.500.000 đồng/người.

Mỗi người bán vé số tại An Giang được hỗ trợ 1.500.000 đồng

Mỗi người bán vé số tại An Giang được hỗ trợ 1.500.000 đồng

VOV.VN - Để đảm bảo đời sống cho người lao động đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh An Giang thống nhất hỗ trợ người bán vé số lẻ với số tiền 1.500.000 đồng/người.

Cần tranh thủ nguồn hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng để đào tạo lại người lao động
Cần tranh thủ nguồn hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng để đào tạo lại người lao động

VOV.VN - Những lao động phải tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương, lao động nghỉ việc luân phiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Giáo viên dục mầm non tư thực, lái xe giao thông vận tải …tại Thái Nguyên đã bắt đầu được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng.

Cần tranh thủ nguồn hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng để đào tạo lại người lao động

Cần tranh thủ nguồn hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng để đào tạo lại người lao động

VOV.VN - Những lao động phải tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương, lao động nghỉ việc luân phiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Giáo viên dục mầm non tư thực, lái xe giao thông vận tải …tại Thái Nguyên đã bắt đầu được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng.