Xuất khẩu lao động, cơ hội thoát nghèo cho lao động vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp hiệu quả, trọng tâm trong công tác giảm nghèo bền vững được các địa phương quan tâm. Tỉnh Thừa Thiên Huế  đang triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác đưa người lao động, đặc biệt là ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nay đến năm 2025.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên phối hợp với các đơn vị, các hội đoàn thể các huyện, thị xã, thành phố  tổ chức nhiều chương trình truyền thông tư vấn hướng nghiệp, việc làm và định hướng đưa lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng. Tham gia chương trình các bạn trẻ được thông tin, giải đáp thắc mắc về định hướng nghề nghiệp, việc làm, những chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Anh Võ Thành Hưng, ở xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ cho rằng: “Trên mạng xã hội hiện nay có rất nhiều thông tin về tuyển dụng xuất khẩu lao động không đáng tin cậy. Những buổi tư vấn như thế này, giúp chúng tôi có thêm những thông tin về thị trường lao động nước ngoài. Từ đó, có thể yên tâm hơn khi lựa chọn ngành nghề, thị trường phù hợp để đăng ký tham gia xuất khẩu lao động, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập”.

Huyện vùng cao A Lưới đặt mục tiêu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn khoảng 12%. Địa phương xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo, căn cứ kế hoạch phân bổ chỉ tiêu của huyện, các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể đối với thôn, tổ dân phố, đăng ký danh sách hộ thoát nghèo có địa chỉ.

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới thông tin: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, có việc làm ổn định tăng dần theo từng năm. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động.  

“ Đối với đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là phải có hành động cụ thể. Cũng giống như mô hình đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, ngay cả mô hình sản xuất cũng thế. Chắc chắn rằng một hai hộ làm tốt thì bà con sẽ tuyên truyền, vận động nhau, học hỏi nhau. Bà con thấy người khác làm được chắc chắn mình cũng làm được. Việc thay đổi nhận thức rất quan trọng, giúp người dân ý thức, có khát vọng thoát nghèo thì chúng ta mới thành công trong chương trình giảm nghèo”, ông Ngưm nói.

Năm 2023, gần 2.400 lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 3 tháng đầu năm 2024, địa phương này có hơn 700 người đi làm việc ở nước ngoài.

Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay: “Chúng tôi tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về hỗ trợ người đi làm việc ở nước ngoài. Chúng tôi chỉ đạo các bộ phận liên quan, Trung tâm dịch vụ việc làm, các phòng chuyên môn của  sở thực hiện tốt công tác quản lý các doanh nghiệp hỗ trợ đưa người đi làm việc nước ngoài. Sở cũng đã phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền đồng bộ”.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch đẩy mạnh công tác đưa người lao động vùng đồng bào miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2023 - 2025. Địa phương này phấn đấu đến năm 2025: 100% người lao động sinh sống trên địa bàn miền núi trong độ tuổi, được tư vấn, thông tin về thị trường lao động ngoài nước; các chủ trương, chính sách của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

100% người lao động cư trú trên địa bàn miền núi có nhu cầu, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định được đi làm việc ở nước ngoài; Tất cả cán bộ cơ sở tại các địa bàn miền núi được tập huấn phổ biến các nội dung liên quan đến các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, tín dụng ưu đãi tạo việc làm, các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Phạm vi thực hiện tại các huyện, xã miền núi trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là huyện A Lưới…

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành phố trực thuộc Trung ương thì việc đưa A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

“Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nên đã lồng ghép tất cả nguồn lực của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung cho công tác giảm nghèo bền vững. Tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường đẩy mạnh các giải pháp giảm nghèo. Trong đó, huyện A Lưới được tỉnh Thừa Thiên Huế xác định là địa bàn trọng tâm trong triển khai các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu đưa A Lưới thoát khỏi 74 huyện nghèo trước năm 2025”, ông Bình nói. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động
Giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động

VOV.VN - Đưa thanh niên dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được các địa phương miền núi tỉnh Quảng Trị triển khai hiệu quả. Đây là một trong những chương trình góp phần giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị.

Giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động

VOV.VN - Đưa thanh niên dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được các địa phương miền núi tỉnh Quảng Trị triển khai hiệu quả. Đây là một trong những chương trình góp phần giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị.

Quảng Bình: Đào tạo kỹ năng nghề cho lao động đi xuất khẩu
Quảng Bình: Đào tạo kỹ năng nghề cho lao động đi xuất khẩu

VOV.VN - Năm 2024, tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu đưa 5000 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Trong đó, tập trung đào tạo lao động có kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, am hiểu văn hóa, có tính kỷ luật cao khi đi làm việc nước ngoài.

Quảng Bình: Đào tạo kỹ năng nghề cho lao động đi xuất khẩu

Quảng Bình: Đào tạo kỹ năng nghề cho lao động đi xuất khẩu

VOV.VN - Năm 2024, tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu đưa 5000 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Trong đó, tập trung đào tạo lao động có kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, am hiểu văn hóa, có tính kỷ luật cao khi đi làm việc nước ngoài.

Xuất khẩu lao động – Cơ hội đổi đời cho người dân vùng khó tại Đắk Lắk
Xuất khẩu lao động – Cơ hội đổi đời cho người dân vùng khó tại Đắk Lắk

VOV.VN - Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động – Cơ hội đổi đời cho người dân vùng khó tại Đắk Lắk

Xuất khẩu lao động – Cơ hội đổi đời cho người dân vùng khó tại Đắk Lắk

VOV.VN - Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.