Đức sẵn sàng thảo luận việc cấm vận dầu mỏ Nga

VOV.VN - Đức vẫn duy trì mục tiêu thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết ngày 2/5, đồng thời nhấn mạnh Berlin sẵn sàng thảo luận việc cấm vận dầu mỏ Nga.

“Vấn đề [trong gói trừng phạt thứ sáu] sẽ là về các bước hướng tới việc cấm vận dầu mỏ. Quan điểm của Đức không thay đổi – chúng tôi muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Nga. Hiện nay Đức sẵng sàng thảo luận về việc cấm vận dầu mỏ. Trên quan điểm kinh tế, điều này là khả thi đối với Đức”, Bộ trưởng Tài chính Đức Lindner nói.

Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói rằng, Đức có thể chấp nhận một lệnh cấm vận dầu mỏ Nga, dù điều đó sẽ gây ra những tác động nhất định. Đức đã giảm nhập khẩu dầu mỏ của Nga từ 35% xuống 12% trong 2 tháng qua và cũng đã lên kế hoạch từ bỏ dầu Nga vào cuối năm nay.

Liên quan tới việc cấm vận năng lượng Nga, Hungary ngày 2/5 bác bỏ thông tin của truyền thông Đức cho rằng Budapest đã sẵn sàng ủng hộ lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với dầu mỏ và khí đốt Nga.

Hungary khẳng định lại lập trường sau khi Đài ZDF của Đức dẫn nguồn tin nói rằng những nước “lưỡng lự” như Áo, Hungary và Slovakia đã “rút lại sự phản đối”.

Người phát ngôn chính phủ Hungary, ông Zoltan Kovacs cho biết, Hungary không thay đổi lập trường phản đối lệnh cấm dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Trước đó, Chánh văn phòng Thủ tướng Hungary, ông Gergely Gulyas cũng nhấn mạnh Hungary phản đối việc trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Nga.

“Chúng tôi không thể thông qua các lệnh trừng phạt mà nếu áp đặt chúng tôi sẽ trừng phạt chính mình trước tiên chứ không phải Nga”, ông Gulyas nói, đề cập tới giá năng lượng đang tăng mạnh trên khắp châu Âu./.

Tẩy chay dầu mỏ Nga: Thực tế không đơn giản đối với EU

VOV.VN - Liên minh châu Âu đang thảo luận về các lệnh trừng phạt nhằm vào dầu mỏ Nga, trong đó bao gồm cả khả năng tẩy chay mặt hàng này. Tuy nhiên, nhiều nước nhận thấy rằng việc đảo ngược sự phụ thuộc kéo dài hàng thập kỷ vào dầu mỏ và khí đốt của Nga không phải là vấn đề đơn giản.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?
Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

VOV.VN - Dầu mỏ và khí đốt là 2 vũ khí gây ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hiện nay đối với EU, khí đốt là thứ vũ khí đáng sợ hơn. Để tránh phụ thuộc vào khí tự nhiên của Nga, EU đang áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp để ứng phó.

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

VOV.VN - Dầu mỏ và khí đốt là 2 vũ khí gây ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hiện nay đối với EU, khí đốt là thứ vũ khí đáng sợ hơn. Để tránh phụ thuộc vào khí tự nhiên của Nga, EU đang áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp để ứng phó.

EU đề xuất áp dụng lệnh cấm dầu mỏ của Nga kể từ cuối năm nay
EU đề xuất áp dụng lệnh cấm dầu mỏ của Nga kể từ cuối năm nay

VOV.VN - Hãng tin Bloomberg mới đây trích dẫn các nguồn tin cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất áp đặt lệnh cấm vận chuyển dầu mỏ từ Nga vào cuối năm nay.

EU đề xuất áp dụng lệnh cấm dầu mỏ của Nga kể từ cuối năm nay

EU đề xuất áp dụng lệnh cấm dầu mỏ của Nga kể từ cuối năm nay

VOV.VN - Hãng tin Bloomberg mới đây trích dẫn các nguồn tin cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất áp đặt lệnh cấm vận chuyển dầu mỏ từ Nga vào cuối năm nay.

Một số nước EU phủ quyết lệnh cấm tập thể đối với dầu mỏ Nga
Một số nước EU phủ quyết lệnh cấm tập thể đối với dầu mỏ Nga

VOV.VN - Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell nói rằng EU hiện không có kế hoạch đưa ra lệnh cấm tập thể đối với nguồn cung dầu của Nga, vì một số thành viên của khối đã phủ quyết ý kiến này.

Một số nước EU phủ quyết lệnh cấm tập thể đối với dầu mỏ Nga

Một số nước EU phủ quyết lệnh cấm tập thể đối với dầu mỏ Nga

VOV.VN - Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell nói rằng EU hiện không có kế hoạch đưa ra lệnh cấm tập thể đối với nguồn cung dầu của Nga, vì một số thành viên của khối đã phủ quyết ý kiến này.