Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút

VOV.VN - Với kinh phí ít nhất 75.000 tỉ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm đột phá, cách làm mới so với các giai đoạn trước. Tuy nhiên, theo đánh giá, kết quả này là chưa bền vững.

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 4%, giảm 1,17% tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 21,02% giảm 4,89% so với năm 2021. Đây là các kết quả thực hiện giảm nghèo đạt được mục tiêu, chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ giao.

Mặc dù đạt mục tiêu giảm nghèo nhưng chưa bền vững, đặc biệt là khi gắn với các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến ngày 31/7/2023, giải ngân vốn đầu tư phát triển của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đạt tỷ lệ thấp nhất trong 3 chương trình, với tỷ lệ là 37,3% kế hoạch giao trong năm nay.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được đánh giá là có nhiều điểm mới hơn trong tư duy cũng như là cách làm so với các giai đoạn trước. Song, việc giảm nghèo bền vững bằng cách nào vẫn là câu hỏi khiến cho các nhà quản lý và chính quyền địa phương trăn trở. Phóng viên trao đổi với ông Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.

PV: Thưa ông, cách làm mới cách tiếp cận tổng quát đa chiều nhưng tư duy và cách làm có trọng tâm trọng điểm cho thấy chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã đạt được những kết quả tích cực. Qua việc giám sát thực tế, ông có nhận định như thế nào về những kết quả đạt được?

Ông Quàng Văn Hương: Trước hết, đánh giá chương trình giảm nghèo bền vững phải đánh giá trong tổng thể cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện. Mỗi chương trình có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ riêng. Tổng thể cả 3 chương trình đều hướng tới nhiệm vụ chung.

Đó là các kết quả đạt được này đã có sự thúc đẩy tạo nên sự đồng bộ thống nhất,  đồng thời sẽ phát hiện những bất cập, vướng mắc của mỗi chương trình để khắc phục kịp thời. Khác với giai đoạn trước là các chương trình thực hiện riêng, khiến chưa nhận diện được các vấn đề. Đây là mặt tích cực nhất.

Giai đoạn 2021-2025 có những tác động khách quan, do ảnh hưởng của Covid-19, gây khó khăn về kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng. Ngoài ra, những vùng còn lại cần phải tập trung xóa nghèo lại là những vùng lõi đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Cùng với đó, chuẩn nghèo đã được nâng lên dẫn đến việc thực hiện cũng khó khăn. Để đạt được những kết quả đạt như đã được ghi nhận, cần sự nỗ lực to lớn.

PV: Như ông đã nêu, cách làm mới khiến chúng ta nhận diện được những mặt khó khăn, vướng mắc. Vậy những khó khăn, vướng mắc đó là gì, thưa ông?

Ông Quàng Văn Hương: Qua triển khai thực tế, chúng ta có thể chỉ ra bốn khó khăn.

Thứ nhất, là năng lực cụ thể hóa các quy định của trung ương về phân cấp, phân quyền để cụ thể hóa phù hợp với tình hình của địa phương. Thứ hai là bố trí nguồn vốn đối ứng trong điều kiện là các vùng này đều là các địa phương khó khăn. Ngân sách chủ yếu là từ trung ương hỗ trợ. Thứ ba là tổ chức lực lượng thực hiện trong khi đội ngũ cán bộ vừa thiếu vừa hạn chế về năng lực, chưa đủ sức để tham mưu và tổ chức thực hiện cùng một lúc cả 3 chương trình, với khối lượng công việc rất lớn liên quan đến nhiều quy định, cơ chế, chính sách. Thứ tư là huy động các nguồn lực xã hôi hóa và tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chương trình, nhất là việc động viên các đối tượng thụ hưởng. Trong khi đây đều là các đối tượng hộ nghèo, lo chạy ăn hằng ngày.  Tâm lý an phận rủi ro sẽ rơi vào nợ nần nên cũng ngại tham gia chương trình.

Trong bốn khó khăn này, 3 khó khăn đầu là từ cơ quan quản lý nhà nước. Khó khăn thứ tư thuộc về khách quan, phụ thuộc người dân.

PV: Lần đầu tiên Quốc hội giám sát đồng thời cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia và giám sát ngay trong giai đoạn tổ chức thực hiện. Vậy, theo ông cả 3 chương trình này đã thể hiện những tác động ra sao trong thực tế?

Ông Quàng Văn Hương: Việc Quốc hội giám sát đồng thời cùng lúc cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia và giám sát ngay từ đầu, thể hiện tinh thần đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội nói chung và trong hoạt động giám sát nói riêng. Đồng thời cũng thể hiện rõ tinh thần mà Quốc hội đồng hành với Chính phủ vì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân. Qua giám sát cho thấy có một số tác động ngay và tác động rất lớn. Đó là phát hiện kịp thời các bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách và đề nghị Chính phủ,  các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung kịp thời, chứ không để hết giai đoạn chúng ta mới sửa. 

Thứ hai là thúc đẩy sự vào cuộc của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ ngày càng khó khăn, vướng mắc. Thứ ba, nhận được sự quan tâm của cử tri, nhân dân. Qua việc làm rõ các khó khăn, vướng mắc tạo được sự đồng thuận, chia sẻ của nhân dân đối với những khó khăn của đất nước, Chính phủ, Quốc hội, đặc biệt là sự chia sẻ của các đối tượng thuộc chính sách. 

Thứ tư, cùng với những đánh giá khách quan mặt tích cực về kết quả đạt được, đoàn giám sát cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập, nguyên nhân, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, trách nhiệm của người đứng đầu, cấp ủy chính quyền địa phương. Qua đó có những kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với Chính phủ nghiên cứu xem xét, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, để tạo điều kiện cho việc thúc đẩy triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia.

PV: Thời gian còn lại để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 cũng như là hai chương trình còn lại còn rất ngắn. Trăn trở lớn nhất của cả 3 chương trình này vẫn là giảm nghèo bền vững. Từ đó làm cơ sở để xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo ông, yếu tố quan trọng nhất để giải quyết được trăn trở lớn này là gì?

Ông Quàng Văn Hương: Đúng là thời gian còn lại rất ngắn.  Chúng ta đã chậm mất gần 3 năm để đạt mục tiêu hiệu quả và chương trình còn phụ thuộc rất yếu tố. Nếu như những yếu tố chủ quan đã nhận diện và tập trung tháo gỡ, nhất là về thể chế, cơ chế, chính sách, các yếu tố khách quan, chúng ta có thể dự báo nhưng không thể lường được mức độ, như yếu tố thị trường, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh…

Do đó, một mặt phải tiếp tục tháo gỡ toàn bộ các điểm nghẽn về thể chế cơ chế,  chính sách. Điểm mấu chốt có ý nghĩa quyết định vẫn là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, nòng cốt là tinh thần, trách nhiệm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, chủ động sáng tạo trong tư duy; Linh hoạt quyết liệt trong hành động; Gần dân, hiểu dân, gắn bó với dân và tâm huyết trách nhiệm, trăn trở với công việc; Động viên, đồng cam cộng khổ với dân.

Được vậy, tôi tin chắc chắn là các chương trình mục tiêu quốc gia không những về đích sớm mà còn về đích trong niềm tin tưởng hân hoan của đồng bào các dân tộc.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum
Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Trong những năm gần đây tại tỉnh Kon Tum, với sự phát triển của y tế công lập và y tế tế tư nhân, người dân tộc thiểu số, vốn chiếm tới trên 54% dân số của tỉnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Trong những năm gần đây tại tỉnh Kon Tum, với sự phát triển của y tế công lập và y tế tế tư nhân, người dân tộc thiểu số, vốn chiếm tới trên 54% dân số của tỉnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật
Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng
Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

VOV.VN - Là Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, bà K’Nga không chỉ nhiệt tình công tác, cùng các đồng chí của mình thực hiện chức năng giám sát, tổ chức tiếp xúc cử tri, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

VOV.VN - Là Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, bà K’Nga không chỉ nhiệt tình công tác, cùng các đồng chí của mình thực hiện chức năng giám sát, tổ chức tiếp xúc cử tri, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số
Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Gia Lai hiện có trên 38.500 hộ nghèo. Trong số đó, gần 89% là hộ dân tộc thiểu số. Tỉnh đang tập trung các giải pháp tạo sinh kế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Gia Lai hiện có trên 38.500 hộ nghèo. Trong số đó, gần 89% là hộ dân tộc thiểu số. Tỉnh đang tập trung các giải pháp tạo sinh kế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số
Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo kế hoạch mới ban hành của UBND tỉnh Gia Lai, từ nay tới 2025, tỉnh sẽ triển khai 7 dự án giảm nghèo bền vững. Trong đó, tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất, tạo sinh kế bền vững ở vùng dân tộc thiểu số.

Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo kế hoạch mới ban hành của UBND tỉnh Gia Lai, từ nay tới 2025, tỉnh sẽ triển khai 7 dự án giảm nghèo bền vững. Trong đó, tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất, tạo sinh kế bền vững ở vùng dân tộc thiểu số.